Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức gồm những ai? Trình tự tổ chức hội nghị đối thoại như thế nào?
- Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức gồm những ai?
- Trình tự hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức như thế nào?
- Tạo điều kiện và thực hiện các yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình phản biện xã hội thông qua hội nghị đối thoại là trách nhiệm của ai?
Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về thành phần hội nghị đối thoại như sau:
Thành phần hội nghị đối thoại
...
2. Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức gồm:
a) Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị đối thoại chủ trì hội nghị; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội; thành viên Hội đồng tư vấn (đối với cấp tỉnh), Ban tư vấn (đối với cấp huyện), Tổ tư vấn (đối với cấp xã), các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
c) Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội cử đại diện tham dự hội nghị đối thoại.
Theo đó, thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức gồm:
- Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị đối thoại chủ trì hội nghị; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội; thành viên Hội đồng tư vấn (đối với cấp tỉnh), Ban tư vấn (đối với cấp huyện), Tổ tư vấn (đối với cấp xã), các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội cử đại diện tham dự hội nghị đối thoại.
Thành phần hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức gồm những ai? (Hình từ Internet)
Trình tự hội nghị đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về trình tự hội nghị đối thoại như sau:
Trình tự hội nghị đối thoại
1. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị đối thoại nêu rõ sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích của phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
3. Đại biểu được mời dự hội nghị đối thoại nêu câu hỏi, đặt vấn đề cần làm rõ, thể hiện quan điểm, ý kiến về nội dung được phản biện xã hội.
4. Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày bổ sung, giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
5. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội kết luận.
6. Đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội phát biểu ý kiến (nếu có).
7. Trên cơ sở kết quả của hội nghị đối thoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Như vậy, trình tự hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ chức Việt Nam với cơ quan có văn bản được phản biện xã hội như sau:
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị đối thoại nêu rõ sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích của phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
- Đại biểu được mời dự hội nghị đối thoại nêu câu hỏi, đặt vấn đề cần làm rõ, thể hiện quan điểm, ý kiến về nội dung được phản biện xã hội.
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày bổ sung, giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội kết luận.
- Đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội phát biểu ý kiến (nếu có).
- Trên cơ sở kết quả của hội nghị đối thoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Tạo điều kiện và thực hiện các yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình phản biện xã hội thông qua hội nghị đối thoại là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
1. Tạo điều kiện, thực hiện các yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình giám sát, phản biện xã hội.
2. Xem xét, trả lời kiến nghị từ kết quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, thực hiện các yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình giám sát, phản biện xã hội.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?