Thanh tra Chính phủ có được quyền xây dựng chính sách pháp luật về thanh tra không? Hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện những công việc gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Thanh tra 2022 về vị trí, chức năng của Thanh tra Chính phủ như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra Chính phủ
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ được hiểu là cơ quan của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ có được quyền xây dựng chính sách pháp luật về thanh tra không? (Hình từ internet)
Thanh tra Chính phủ có được quyền xây dựng chính sách pháp luật về thanh tra không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Thanh tra 2022 về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chính sách, pháp luật về thanh tra;
b) Xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra;
d) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
đ) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
g) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
h) Thanh tra vụ việc khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
i) Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
k) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
l) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết;
m) Phối hợp với Kiểm toán nhà nước để xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh trong việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước;
n) Chỉ đạo công tác thanh tra, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, cấp chứng chỉ nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
o) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
...
Theo đó, trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ là xây dựng chính sách, pháp luật về thanh tra.
Do đó, Thanh tra Chính phủ có quyền xây dựng chính sách pháp luật về thanh tra theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Thanh tra 2022 về nguyên tắc hoạt động thanh tra như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Theo đó, hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Trương Thị Mỹ Tiên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?