Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động dưới hình thức nào? Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động theo phương thức nào?
Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động dưới hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Thanh tra Thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BTS, có quy định về hình thức hoạt động thanh tra hành chính như sau:
Hình thức hoạt động thanh tra hành chính
1. Hoạt động thanh tra hành chính được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động dưới hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Thanh tra Thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BTS, có quy định về phương thức hoạt động thanh tra hành chính như sau:
Phương thức hoạt động thanh tra hành chính
1. Đối với hoạt động thanh tra hành chính việc thanh tra thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra được quy định tại Điều 36 Luật Thanh tra.
2. Khi tiến hành cuộc thanh tra phải có quyết định của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở hoặc Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Giám đốc Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý nhà nước về thủy sản (sau đây gọi chung là Sở Thủy sản).
Căn cứ ra quyết định thanh tra được quy định tại Điều 51 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Như vậy, hoạt động thanh tra hành chính ngành Thủy sản việc thanh tra thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra khi có một trong các căn cứ sau đây: Kế hoạch thanh tra; yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; va căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Khi tiến hành cuộc thanh tra phải có quyết định của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở hoặc Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Giám đốc Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý nhà nước về thủy sản (sau đây gọi chung là Sở Thủy sản).
Trước đây, quy định về căn cứ ra quyết định của thanh tra tại Điều 38 Luật Thanh tra 2010 như sau:
Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động thanh tra hành chính ngành Thủy sản việc thanh tra thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra khi có một trong các căn cứ sau đây: Kế hoạch thanh tra; Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Khi tiến hành cuộc thanh tra phải có quyết định của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở hoặc Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Giám đốc Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý nhà nước về thủy sản (sau đây gọi chung là Sở Thủy sản)
Một cuộc thanh tra hành chính ngành Thủy sản có thời hạn trong bao nhiêu lâu?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế hoạt động của Thanh tra Thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BTS, có quy định về thời hạn thanh tra hành chính như sau:
Thời hạn thanh tra hành chính
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra hành chính được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể ra quyết định kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, miền biển, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì một cuộc thanh tra hành chính ngành Thủy sản có thời hạn như sau:
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể ra quyết định kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; nếu kéo dài thời hạn thanh tra thì do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra quyết định.
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, miền biển, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày;
Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động theo nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế hoạt động của Thanh tra Thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BTS, có quy định về nội dung hoạt động thanh tra hành chính như sau:
Nội dung hoạt động thanh tra hành chính
Nội dung hoạt động thanh tra hành chính bao gồm:
1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cùng cấp.
2. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
4. Thanh tra, kiểm tra các vụ việc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có thẩm quyền giao.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình với cơ quan cấp trên và với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động theo nội dung sau:
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cùng cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Thanh tra, kiểm tra các vụ việc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có thẩm quyền giao.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình với cơ quan cấp trên và với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?