Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham mưu giúp Viện trưởng VKSND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ gì?
- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham mưu giúp Viện trưởng VKSND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ gì?
- Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu giúp Viện trưởng VKSND cấp tỉnh những việc nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham mưu giúp Viện trưởng VKSND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ gì?
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
(1) Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; triển khai thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thanh tra;
(2) Thanh tra đối với:
- Các đơn vị cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trừ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
(3) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi quy định tại khoản 8 Điều 2 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
(4) Giải quyết tố cáo các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 2 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 đối với:
- Công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trừ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng, công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
(5) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân về phòng, chống tham nhũng; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; thanh tra, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
(6) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu giúp Viện trưởng VKSND cấp tỉnh những việc nào?
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh những việc theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
- Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Tổ chức quán triệt, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân về phòng, chống tham nhũng tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Xem xét trách nhiệm, xử lý vi phạm của công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền được phát hiện qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ và phòng, chống tham nhũng;
- Đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định, quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Viện kiểm sát nhân dân;
- Trưng dụng công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra;
- Tổ chức xác minh khiếu nại, tố cáo thuộc nhiệm vụ quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 21 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019;
- Tổ chức xác minh thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân của đối tượng thanh tra quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 để đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đột xuất.
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham mưu giúp Viện trưởng VKSND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?