Thành viên Hội đồng quản lý BHXH là Thứ trưởng Bộ Nội vụ thì sẽ có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?
Thành viên Hội đồng quản lý BHXH gồm những đối tượng nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 quy định về thành viên Hội đồng quản lý BHXH như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQL BHXH
...
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; chiến lược phát triển của ngành; kiện toàn hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam; cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Thành viên HĐQL BHXH là đại diện của Bộ, ngành chịu trách nhiệm trong việc giúp Chủ tịch HĐQL BHXH thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành; đồng thời báo cáo về những nội dung liên quan với Bộ trưởng, ngành đó.
...
Theo quy định trên thì thành viên Hội đồng quản lý BHXH là đại diện của Bộ, ngành chịu trách nhiệm trong việc giúp Chủ tịch HĐQL BHXH thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành.
Thành viên Hội đồng quản lý BHXH là Thứ trưởng Bộ Nội vụ thì sẽ có những nhiệm vụ gì cần thực hiện? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chung của các thành viên hội đồng quản lý BHXH gồm những nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 thì các thành viên hội đồng quản lý BHXH có những nhiệm vụ chung sau:
- Chịu trách nhiệm trong việc giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý BHXH thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; đồng thời báo cáo về những nội dung liên quan với người đứng đầu Bộ, ngành đó.
- Chịu trách nhiệm trong việc giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH thực hiện nhiệm vụ đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành.
- Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng quản lý BHXH, thảo luận, biểu quyết và bảo lưu ý kiến tại các kỳ họp, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH và Thủ trưởng cơ quan mình.
Trường hợp không thể tham dự cuộc họp, phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH, nêu rõ lý do vắng mặt; đồng thời phải có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung kỳ họp (có chữ ký, ghi rõ họ tên), gửi Văn phòng HĐQL BHXH; văn bản này được xem như ý kiến chính thức của thành viên HĐQL BHXH.
- Chủ động nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất quan điểm, định hướng trong hoạch định và ban hành chính sách; giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả trong thực tiễn.
- Tham gia, làm trưởng đoàn giám sát tại các đơn vị được phân công việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý BHXH về BHXH, BHYT, BHTN theo kế hoạch, chương trình làm việc đã được phê duyệt.
Định kỳ, thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết tại địa phương, qua đó kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, đề xuất giải pháp tháo gỡ, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.
- Tham gia xây dựng chiến lược về chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong trung và dài hạn theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan mình.
- Tham gia thanh tra lao động, việc làm, y tế theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
- Tham gia tuyên truyền chính sách, chế độ về BHXH, BHYT, BHTN.
- Một số nhiệm vụ khác thường xuyên hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH phân công hoặc ủy quyền.
- Thành lập bộ phận giúp việc, đồng thời là đầu mối liên hệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng quản lý BHXH. Mỗi thành viên cử không quá ba cán bộ giúp việc.
- Được hưởng chế độ thù lao và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế này.
Thành viên Hội đồng quản lý BHXH là Thứ trưởng Bộ Nội vụ thì sẽ có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 quy định về nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý BHXH là Thứ trưởng Bộ Nội vụ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên HĐQL BHXH thuộc các Bộ, ngành do Thủ tướng quyết định
...
2. Ngoài các nhiệm vụ trên, căn cứ vào lĩnh vực quản lý theo đơn vị công tác, các Thành viên HĐQL BHXH có nhiệm vụ sau:
a) Thành viên HĐQL BHXH là Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn tiếp thu các kiến nghị, tư vấn của HĐQL BHXH trong xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN.
- Chịu trách nhiệm phối kết hợp chỉ đạo của HĐQL BHXH với chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN.
b) Thành viên HĐQL là Thứ trưởng Bộ Y tế
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn tiếp thu các kiến nghị, tư vấn của HĐQL BHXH trong xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHYT.
- Chịu trách nhiệm phối kết hợp chỉ đạo của HĐQL BHXH với chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về BHYT, đảm bảo quyền lợi của Nhân dân gắn liền với cân đối quỹ BHYT.
c) Thành viên HĐQL BHXH là Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Cùng các thành viên HĐQL BHXH nghiên cứu, đề xuất các phương án trình Thủ tướng Chính phủ về tổ chức bộ máy và biên chế của BHXH Việt Nam; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên HĐQL BHXH.
d) Thành viên HĐQL BHXH là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
- Chịu trách nhiệm về kết quả triển khai chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong Quân đội.
- Đề xuất các giải pháp gắn kết chính sách BHXH, BHYT, BHTN với chính sách người có công, chính sách hậu phương quân đội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc...
Như vậy, thành viên Hội đồng quản lý BHXH là Thứ trưởng Bộ Nội vụ có nhiệm vụ cùng các thành viên Hội đồng quản lý khác nghiên cứu, đề xuất các phương án trình Thủ tướng Chính phủ về tổ chức bộ máy và biên chế của BHXH Việt Nam; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên Hội đồng quản lý BHXH.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?