Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam khi hết nhiệm kỳ có thể được bổ nhiệm lại không?
Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam khi hết nhiệm kỳ có thể được bổ nhiệm lại không?
Căn cứ khoản 4 Điều 38 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về Hội đồng thành viên EVN như sau:
Hội đồng thành viên EVN
1. Hội đồng thành viên EVN là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại EVN; thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại EVN và thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do EVN làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
2. Hội đồng thành viên EVN có quyền nhân danh EVN để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của EVN, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc phân công cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.
3. Hội đồng thành viên EVN chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ sở hữu nhà nước và trước pháp luật về mọi hoạt động của EVN và về các quyết định của Hội đồng thành viên EVN gây thiệt hại cho EVN và chủ sở hữu nhà nước (kể cả trường hợp thành viên Hội đồng thành viên không có ý kiến biểu quyết), trừ thành viên Hội đồng thành viên biểu quyết không tán thành.
4. Hội đồng thành viên EVN có không quá 07 thành viên. Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc EVN). Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên EVN không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên EVN có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm không quá 02 nhiệm kỳ.
Theo quy định trên, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam khi hết nhiệm kỳ có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm không quá 02 nhiệm kỳ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam là gì?
Theo Điều 42 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên EVN như sau:
Quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên EVN
1. Tham dự họp thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên EVN.
2. Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, biên bản họp Hội đồng thành viên EVN, các giấy tờ và tài liệu khác của EVN.
3. Thay mặt Hội đồng thành viên EVN ký quyết định cử Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
4. Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và theo phân công, phân cấp của Hội đồng thành viên EVN.
Theo đó, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có những quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều 42 nêu trên.
Trong đó có quyền tham dự họp thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên EVN.
Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP về các trường hợp cách chức Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên EVN như sau:
Thành viên Hội đồng thành viên EVN
...
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên EVN bị cách chức trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
b) EVN không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
c) Bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội;
d) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của EVN để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Để EVN vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản; trường hợp EVN thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không có lý do được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
...
Như vậy, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 40 nêu trên.
Trong đó có trường hợ thành viên không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của EVN để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?