Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có được quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên không?
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có được quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên không?
Quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên của thành viên hợp danh được quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Triệu tập họp Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.
2. Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp.
Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 182 của Luật này phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.
...
Theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.
Như vậy, theo quy định, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh đó.
Lưu ý: Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có được quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên không? (Hình từ Internet)
Trường hợp thành viên hợp danh triệu tập họp Hội đồng thành viên thì ai sẽ là người chủ tọa cuộc họp?
Căn cứ khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, trường hợp thành viên hợp danh triệu tập họp Hội đồng thành viên thì thành viên yêu cầu triệu tập họp sẽ là người chủ tọa cuộc họp.
Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
(2) Thời gian, địa điểm họp Hội đồng thành viên;
(3) Mục đích, chương trình và nội dung họp Hội đồng thành viên;
(4) Họ, tên chủ tọa, thành viên dự họp Hội đồng thành viên;
(5) Ý kiến của thành viên dự họp;
(6) Nghị quyết, quyết định được thông qua, số thành viên tán thành, không tán thành, không có ý kiến và nội dung cơ bản của nghị quyết, quyết định đó;
(7) Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.
Thành viên hợp danh có được quyền rút vốn khỏi công ty hợp danh không?
Việc rút vốn khỏi công ty hợp danh được quy định tại khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
...
Như vậy, theo quy định thì thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Lưu ý: Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn.
Và chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên hợp danh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?