Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản không? Nộp tạm ứng chi phí phá sản ở đâu?
- Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản không?
- Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì nộp tạm ứng chi phí phá sản ở đâu?
- Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản trong trường hợp nào?
Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014 về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 23 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:
Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
...
Như vậy, thành viên hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Theo đó, thành viên hợp tác xã khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản không? (Hình từ Internet)
Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì nộp tạm ứng chi phí phá sản ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Phá sản 2014 về thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
a) Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
b) Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.
Như vậy, người yêu cầu mở thủ tục phá sản được Tòa án nhân dân thông báo nộp tạm ứng chi phí phá sản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc tạm ứng chi phí phá sản, thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.
Thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Phá sản 2014 về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như sau:
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết.
6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, thành viên hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản trong trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản khi xét thấy hợp tác xã có khả năng thanh toán.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mở thủ tục phá sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?