Thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã có thể là tổ chức kinh tế nước ngoài không?
Thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã có thể là tổ chức kinh tế nước ngoài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Hợp tác xã 2023 về điều kiện trở thành thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã
Điều kiện trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã
1. Thành viên liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Thành viên chính thức là hợp tác xã;
b) Thành viên liên kết góp vốn, thành viên liên kết không góp vốn là pháp nhân Việt Nam.
2. Hợp tác xã, pháp nhân Việt Nam phải có đơn tự nguyện gia nhập, góp vốn và đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật này và Điều lệ.
3. Thành viên của liên hiệp hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.
4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia là thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
b) Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
5. Liên hiệp hợp tác xã có thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
6. Tổng số thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải chiếm tỷ lệ dưới 35% tổng số thành viên chính thức của liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã có thể là tổ chức kinh tế nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
- Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đồng thời, liên hiệp hợp tác xã có thành viên liên kết góp vốn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
Thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã có thể là tổ chức kinh tế nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã có phải nộp phí thành viên không?
Căn cứ Điều 36 Luật Hợp tác xã 2023 về nghĩa vụ của thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã như sau:
Nghĩa vụ của thành viên liên hiệp hợp tác xã
1. Thành viên chính thức có nghĩa vụ sau đây:
a) Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;
b) Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với liên hiệp hợp tác xã;
c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp;
d) Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
e) Nghĩa vụ khác theo quy dinh của pháp luật và Điều lệ.
2. Thành viên liên kết góp vốn có nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
3. Thành viên liên kết không góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ. Phí thành viên không phải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
b) Nghĩa vụ quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã không phải thực hiện nghĩa vụ nộp phí thành viên.
Tuy nhiên, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp;
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
- Nghĩa vụ khác theo quy dinh của pháp luật và Điều lệ.
Thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã bị chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp nào?
Theo Điều 37 Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã bị châm dứt tư cách thành viên trong trường hợp sau đây:
- Thành viên chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
- Liên hiệp hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
- Thành viên tự nguyện ra khối liên hiệp hợp tác xã;
- Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
- Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Liên hiệp hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?