Thành viên tổ hợp tác có thể rút khỏi tổ hợp tác bất cứ lúc nào hay không? Điều kiện để rút khỏi tổ hợp tác là gì?
Quy trình bổ sung thành viên tổ hợp tác được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, thành viên tổ hợp tác sẽ tự thỏa thuận quy trình, điều kiện bổ sung thành viên và ghi vào hợp đồng hợp tác. Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định thì thành viên tổ hợp tác được bổ sung theo quy trình sau:
Bước 01: Viết đơn gia nhập Tổ hợp tác
Cá nhân, pháp nhân đáp ứng các điều kiện sau đây, có nguyện vọng gia nhập tổ hợp tác, viết đơn hoặc thể hiện nguyện vọng trực tiếp với tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền):
- Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
- Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
- Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
- Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Bước 02: Tổ chức lấy ý kiến thành viên Tổ hợp tác
Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổ chức lấy ý kiến thành viên tổ hợp tác, trực tiếp hoặc gián tiếp, về vấn đề bổ sung thành viên tổ hợp tác.
Bước 03: Công nhận tư cách thành viên Tổ hợp tác
Cá nhân, pháp nhân được công nhận tư cách thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác đồng ý bổ sung và ghi tên vào hợp đồng hợp tác.
Tải về mẫu hợp đồng hợp tác mới nhất 2023: Tại Đây
Rút khỏi tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Thành viên tổ hợp tác muốn rút khỏi tổ hợp tác thì cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về quyền của thành viên tổ hợp tác như sau:
Quyền của thành viên tổ hợp tác
1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
3. Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
4. Các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu muốn rút khỏi Tổ hợp tác thì bạn cần phải đáp ứng được một trong hai điều kiện sau đây:
- Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác;
- Đáp ứng điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
Theo đó, thông thường thì trong hợp đồng hợp tác sẽ có quy định rõ điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên. Nếu bạn đáp ứng các điều kiện này thì có thể rút khỏi bất cứ lúc nào mà không cần phải có trên 50% thành viên đồng ý.
Hoặc trường hợp bạn không đáp ứng yêu cầu trong hợp đồng nhưng việc bạn rút khỏi là có lý do chính đáng và được trên 50% thành viên đồng ý thì vẫn có thể rút khỏi Tổ hợp tác.
Thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp bằng công sức mà không phải là tài sản hay không?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác cụ thể như sau:
Phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác
1. Các thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp bằng tài sản, công sức vào tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác. Việc xác định giá trị tài sản và công sức của thành viên tổ hợp tác góp vào tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận hoặc do bên thứ ba xác định theo sự ủy quyền của một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
2. Trường hợp thành viên tổ hợp tác cam kết đóng góp không góp đủ và không đúng hạn phần đóng góp đã cam kết thì xử lý theo quy định từ Điều 351 đến Điều 364 của Bộ luật dân sự.
Như vậy, hiện nay các thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp bằng tài sản, công sức vào tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ hợp tác có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?