Thế nào là đình chỉ hoạt động giáo dục? Quy định của pháp luật hiện hành về việc sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường ra sao?

Theo quy định của Luật giáo dục thì cho tôi hỏi thế nào là đình chỉ hoạt động giáo dục? Quy định của pháp luật hiện hành về việc sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường ra sao? Nhờ hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Những trường hợp nào sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục?

Căn cứ Điều 50 Luật Giáo dục 2019 quy định về trường hợp nào sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục như sau:

- Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:

+ Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

+ Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;

+ Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

+ Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

+ Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.

Chia, Tách, Sáp nhập, Giải thể nhà trường

Chia, Tách, Sáp nhập, Giải thể nhà trường

Quy định của pháp luật hiện hành về việc sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường ra sao?

Căn cứ Điều 51 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường như sau:

- Nhà trường sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch;

+ Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

+ Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

+ Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:

+ Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;

+ Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

+ Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

+ Không bảo đảm chất lượng giáo dục;

+ Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.

- Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy bạn thấy rằng khi nhà trường muốn sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu như quy định trên.Bên cạnh đó nhà trường bị giải thể trong trường hợp cụ thể được nêu trên.

Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Ai là người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường theo quy định?

Căn cứ Điều 52 Luật Giáo dục 2019 quy định về thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường như sau:

- Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;

+ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;

+ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.

Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.

- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này.

Như vậy bạn thấy rằng trên đây là toàn bộ thẩm quyền được phân chia theo quy định của pháp luật hiện hành về việc cho phép thành lập hoặc không cho phép thành lập trường.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động giáo dục

Lê Đình Khôi

Hoạt động giáo dục
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động giáo dục
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sổ ghi đầu bài là gì? Mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT là mẫu nào? Tải về mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT mới nhất?
Pháp luật
Khoản thu dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú tại các cơ sở giáo dục công lập ở TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Pháp luật
TPHCM: Các trường công lập chỉ được thu 09 khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong năm học mới?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến của phụ huynh học sinh đối với các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí tại trường học là mẫu nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường thì giáo viên phải có hồ sơ gì? Hoạt động giáo dục ở các trường trung học được quy định thế nào?
Pháp luật
Phân luồng trong giáo dục là gì? Công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay sau cấp học nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong khuôn viên trường đại học gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường đúng không?
Pháp luật
Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa là gì? Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Không tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào