Thế trận biên phòng toàn dân là gì? Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng thế trận biên phòng toàn dân?

Tôi có thắc mắc liên quan đến thế trận biên phòng toàn dân. Cho tôi hỏi thế trận biên phòng toàn dân là gì? Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng thế trận biên phòng toàn dân? Tôi rất mong mình sẽ nhận được câu trả lời trong thời gian sớm. Câu hỏi của anh Quang Tiến ở Đồng Tháp.

Thế trận biên phòng toàn dân là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về thế trận biên phòng toàn dân như sau:

Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

Theo đó, thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

Thế trận biên phòng toàn dân

Thế trận biên phòng toàn dân là gì? Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng thế trận biên phòng toàn dân? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng thế trận biên phòng toàn dân?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 về trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:

Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng
1. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng thực hiện nhiệm vụ.
2. Công dân ở khu vực biên giới có trách nhiệm tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và các phong trào bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
3. Cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng thực hiện nhiệm vụ.

Và công dân ở khu vực biên giới có trách nhiệm tham gia xây dựng thế trận biên phòng toàn dân và các phong trào bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

Việc xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gồm những nội dung cơ bản nào?

Căn cứ Điều 9 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân như sau:

Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân
1. Nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân bao gồm:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự và kế hoạch phòng thủ ở khu vực biên giới;
b) Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới;
c) Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng;
d) Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp; xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại;
đ) Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
2. Nội dung cơ bản xây dựng thế trận biên phòng toàn dân bao gồm:
a) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, bố trí các cụm dân cư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới;
b) Xây dựng công trình phòng thủ liên hoàn, vững chắc; tổ chức, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng;
c) Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời xử lý các tình huống ở biên giới, khu vực biên giới;
d) Tổ chức Nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ biên phòng.

Như vậy, việc xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, bố trí các cụm dân cư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

+ Xây dựng công trình phòng thủ liên hoàn, vững chắc; tổ chức, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng.

+ Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời xử lý các tình huống ở biên giới, khu vực biên giới.

+ Tổ chức Nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ biên phòng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên phòng toàn dân

Trần Thị Tuyết Vân

Biên phòng toàn dân
Biên phòng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biên phòng toàn dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào