Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các quyền nào? Hoạt động của Ban Giám sát?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các quyền nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các quyền hạn sau đây:
(1) Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch có liên quan đến việc quyết định đầu tư dự án, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
(2) Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
(3) Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư gồm quyết định đầu tư;
+ Thông tin về chủ đầu tư, ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất;
+ Quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
+ Đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, thì ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;
(4) Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tiến hành kiểm tra, giám sát theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiến nghị của công dân;
(5) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa, xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật thì phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý; trường hợp cần thiết thì kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các quyền nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định thế nào?
Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định tại Điều 44 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
(1) Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
(2) Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đầu tư của cộng đồng bám sát các nhiệm vụ và nội dung kiểm tra, giám sát quy định tại Điều 43 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
(3) Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Trưởng ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến chương trình, dự án mà Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát.
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai quyết định thành lập?
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai quyết định thành lập thì tại Điều 41 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Tổ chức Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định thành lập theo từng chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) triển khai trên địa bàn cấp xã, chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã.
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có ít nhất là 05 thành viên, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Theo đó, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định thành lập và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban Giám sát đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?