Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
- Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
- Quy định quản lý mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc thế nào?
- Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?
- Người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào?
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường không vượt quá các giá trị quy định tại bảng sau:
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn | Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA |
8 giờ | 85 |
4 giờ | 88 |
2 giờ | 91 |
1 giờ | 94 |
30 phút | 97 |
15 phút | 100 |
7 phút | 103 |
3 phút | 106 |
2 phút | 109 |
1 phút | 112 |
30 giây | 115 |
Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
Như vậy, theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ tại các cơ sở sản xuất không được vượt quá 85 decibel (dBA).
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Quy định quản lý mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc thế nào?
Theo Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT quy định quản lý mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc như sau:
m- Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
- Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?
Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định công việc có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn như sau:
- Làm việc tại sân bay;
- Luyện, cán thép;
- Khai khoáng, mỏ;
- Dệt;
- Xây dựng;
- Cơ khí;
- Huấn luyện bắn súng;
- Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn.
Như vậy, người lao động làm các nghề, công việc trên có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn.
Người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ như sau:
Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Như vậy, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi trợ cấp hàng tháng.
Bên cạnh đó, tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội.
6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?