Theo quy định của pháp luật Bằng bảo hộ giống cây trồng được phục hồi sau khi bị đình chỉ khi đáp ứng điều kiện gì?
Bằng bảo hộ giống cây trồng được phục hồi sau khi bị đình chỉ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
...
5. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đăng thông báo trên tạp chí chuyên ngành và nêu rõ lý do đình chỉ, đồng thời gửi thông báo cho chủ bằng bảo hộ. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo, chủ bằng bảo hộ có quyền gửi đơn đề nghị được khắc phục các lý do bị đình chỉ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và nộp lệ phí để phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày nộp đơn, chủ bằng bảo hộ phải khắc phục những lý do bị đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xem xét phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ và thông báo trên tạp chí chuyên ngành.
Trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được phục hồi sau khi chủ sở hữu chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xác nhận.
Chiếu theo quy định này, Bằng bảo hộ giống cây trồng được phục hồi sau khi bị đình chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Lý do Bằng bảo hộ giống cây trồng bị đình chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
+ Chủ sở hữu chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xác nhận việc giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định.
Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng gồm những gì?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 16/2013/TT- BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
a) Chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng được khắc phục lý do bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng gồm: Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; Chứng cứ chứng minh đã khắc phục lý do bị đình chỉ; Biên lai nộp phí phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
...
Như vậy, hồ sơ yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng;
+ Chứng cứ chứng minh đã khắc phục lý do bị đình chỉ;
+ Biên lai nộp phí phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
Thời hạn giải quyết yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 16/2013/TT- BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
...
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng được đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
3. Hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
Khi xác định ý kiến phản đối của người thứ 3 về một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ là đủ căn cứ pháp lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Theo đó, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và giải quyết yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hộ giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?