Theo quy định của pháp luật hiện hành thì dự án đầu tư nào phải thực hiện theo Luật Đầu tư công 2019?
Dự án đầu tư là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về khái niệm dự án đầu tư cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Dự án đầu tư nào phải thực hiện theo Luật Đầu tư công 2019?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 101 Luật Đầu tư công 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Đối với chương trình, dự án đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà không được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 thì việc điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Đối với chương trình, dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 mà chưa có trong kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Dự án đầu tư
Thủ tục đầu tư vào các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn
Căn cứ theo khoản 6, khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019 quy định cụ thể như sau:
Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
...
6. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
Như vậy, các cấp quyết định chủ trương đầu tư là cấp quản lý dự án theo phân cấp, không phụ thuộc vào nguồn vốn thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở xác định nhiệm vụ dự án thuộc cấp nào quản lý theo quy định phân cấp của từng địa phương để xác định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án tương ứng.
Đối với các dự án thuộc nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công 2019 thì sẽ thuộc cấp tỉnh quản lý theo phân cấp nhưng sử dụng toàn bộ nguồn vốn đầu tư công cấp huyện, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Đối với dự án sử dụng nguồn thu hợp pháp của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư: Cụ thể tại khoản 3 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019 (Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 40/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư
1. Đối với chương trình, dự án thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do bộ, cơ quan trung ương quản lý:
- Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư: chương trình, dự án nhóm A, B, C của cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quản lý; chương trình, dự án nhóm A của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự đảm bảo chi thường xuyên; chương trình, dự án nhóm A, B của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc khác, trừ các đơn vị được quy định tại điểm b, c khoản này;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm A, B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập khác, trừ các đơn vị được quy định tại điểm b, c khoản này quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C thuộc đơn vị mình quản lý.
2. Đối với chương trình, dự án thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư: chương trình, dự án nhóm A, B, C của cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quản lý; chương trình, dự án nhóm A của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự đảm bảo chi thường xuyên; chương trình, dự án nhóm A, B của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc khác, trừ các đơn vị được quy định tại điểm b, c khoản này;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm A, B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập khác, trừ các đơn vị được quy định tại điểm b, c khoản này quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C thuộc đơn vị mình quản lý.
3. Trong thời gian 10 ngày kể từ thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án, đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này và điểm b, c, d khoản 2 Điều này gửi quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án cho bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp quản lý để báo cáo.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư
1. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương:
- Giao đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Nghị định này;
- Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư;
- Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
- Giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;
- Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư;
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 5 và điểm b, c, d khoản 2 Điều 5 của Nghị định này:
- Giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án của đơn vị mình;
- Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị mình dành để đầu tư;
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
Trên đây là các quy định về dự án đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư công 2019 mà chúng tôi gửi tới bạn. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?