Theo quy định hiện nay thì hồ sơ quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn chuyển tiếp ra sao? Báo cáo sự cố công trình xây dựng như thế nào?
Hồ sơ quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn chuyển tiếp ra sao?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:
"1. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì loại và cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định đầu tư.
2. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nhưng không thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì không tiếp tục thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định này và báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để theo dõi.
3. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.
4. Tiếp tục thực hiện các quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực đến khi quy định về phân cấp công trình hướng dẫn Luật số 62/2020/QH14 và Nghị định này được ban hành và có hiệu lực."
Như vậy theo quy định trên chỉ hướng dẫn chuyển tiếp đối với việc kiểm tra công tác nghiệm thu, còn với hồ sơ quản lý chất lượng công trình thì không có quy định chuyển tiếp nào cả, kể cả Thông tư cũng không có quy định cụ thể. Do đó, chị liên hệ thêm với cơ quan chuyên môn xây dựng hoặc Bộ Xây dựng để có giải đáp chuẩn xác nhất.
Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rất rõ rằng công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Công trình xây dựng
Quy định xử lý về việc cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình ra sao?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"Sự cố công trình xây dựng được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:
1. Sự cố cấp I bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;
b) Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.
2. Sự cố cấp II bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người;
b) Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III.
3. Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này."
Như vậy, tùy theo trường hợp khi xảy ra sự cố mà giải quyết theo quy định trên anh nhé.
Báo cáo sự cố công trình xây dựng như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố.
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình;
b) Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình;
c) Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;
d) Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
3. Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này."
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?