Theo quy định pháp luật doanh nghiệp có thể thuê đơn vị quan trắc môi trường lao động bên ngoài không?

Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, tôi có thắc mắc về trường hợp là doanh nghiệp có thể thuê đơn vị quan trắc môi trường lao động bên ngoài không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động như thế nào?

Theo Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP về căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động như sau:

- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.

- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động

Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định pháp luật

Tại Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động

- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.

- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.

- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:

a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;

c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Doanh nghiệp có thể thuê đơn vị quan trắc môi trường lao động bên ngoài không?

Theo Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi một số nội dung bởi Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì quy định điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động như sau:

Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bảo đảm điều kiện sau đây:

- Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quan trắc môi trường lao động.

- Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động như sau:

a) Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động có trình độ như sau:

- Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;

- Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng

- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

b) Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:

- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh

- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:

a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động

Đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau đây:

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo giải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;

- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;

- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu

b) Có kế hoạch và quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

c) Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích môi trường lao động.

d) Có trụ sở làm việc, đủ diện tích để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc môi trường lao động, điều kiện phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về chất lượng trong bảo quản, xử lý, phân tích mẫu;

đ) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

e) Có biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn sinh học, an toàn hóa học và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, vận chuyển bảo quản và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, công ty có thể thuê các đơn vị cung ứng dịch vụ quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện theo quy định nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan trắc môi trường lao động

Nguyễn Anh Hương Thảo

Quan trắc môi trường lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quan trắc môi trường lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan trắc môi trường lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong quan trắc môi trường lao động thì đối tượng nào cần yêu cầu phải tiến hành đánh giá Ergonomic?
Pháp luật
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc quy định như thế nào? Hồ sơ thực hiện về quan trắc môi trường lao động gồm những gì và trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Các quy định về quan trắc môi trường lao động được quy định như thế nào? Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc ra sao?
Pháp luật
Khi quan trắc môi trường lao động đối với công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm phải thực hiện đánh giá như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức quan trắc môi trường lao động có nghĩa vụ gì trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động?
Pháp luật
Quan trắc môi trường lao động phải được thực hiện vào thời điểm nào? Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động thế nào?
Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đo hơi khí độc tại nơi có sử dụng hoá chất?
Pháp luật
Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Thời gian lưu trữ hồ sơ quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Pháp luật
Kế hoạch quan trắc môi trường lao động có được xây dựng dựa trên số người lao động tại doanh nghiệp đó hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào