Theo tiêu chuẩn VietGAP thì việc đánh giá và lựa chọn khu vực trồng trọt như thế nào mới đạt chuẩn?
Theo tiêu chuẩn VietGAP thì việc đánh giá và lựa chọn khu vực trồng trọt như thế nào mới đạt chuẩn?
Tại tiểu mục 3.2.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) - Phần 1: Trồng trọt. thì đối với khu vực trồng trọt đạt tiêu chuẩn VietGAP thì phải tuân thủ yêu cầu về đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất như sau:
Đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất
- Phải lựa chọn khu vực sản xuất phù hợp, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm khói, bụi. Khu vực sản xuất không bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông, công nghiệp, làng nghề, khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang, bãi rác và các hoạt động khác.
- Phải đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm về hóa học và sinh học từ các hoạt động trước đó và từ các khu vực xung quanh. Trường hợp xác định có mối nguy phải có biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả hoặc không tiến hành sản xuất. Tham khảo hướng dẫn đánh giá nguy cơ tại Phụ lục E.
- Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt của cơ sở có nhiều địa điểm phải có tên hoặc mã số cho từng địa điểm.
- Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt cần được phân biệt hoặc có biện pháp cách ly và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ các khu trồng trọt không áp dụng VietGAP trồng trọt lân cận (nếu có).
Tiêu chuẩn VietGAP (Hình từ Internet)
Khi trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP thì sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thực hiện thế nào mới đúng?
Khi trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo yêu cầu tại tiểu mục 3.2.2.3 và tiểu mục 3.2.2.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017, cụ thể như sau:
- Đối với phân bón:
+ Phải sử dụng phân bón được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nếu sử dụng phân gia súc, gia cầm làm phân bón thì phải ủ hoai mục và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng theo quy định.
+ Cần sử dụng phân bón theo nhu cầu của từng loại cây trồng, kết quả phân tích các chất dinh dưỡng trong đất, giá thể hoặc theo quy trình đã được khuyến cáo của cơ quan có chức năng.
+ Phân bón khi sử dụng phải giữ nguyên trong bao bì; nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác, phải ghi rõ và đầy đủ tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu.
+ Một số loại phân bón và chất bổ sung như: amoni nitrat, nitrat kali, vôi sống phải được bảo quản tránh nguy cơ gây cháy, nó, làm tăng nhiệt độ.
- Đối với thuốc bảo vệ thực vật:
+ Cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hoặc quản lý cây trồng tổng hợp (ICM). Trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng thuốc trong Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc 4 đúng là: đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng cách.
Hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, nhà sản xuất; mua thuốc tại các cửa hàng đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
+ Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải có biện pháp ngăn chặn sự phát tán sang các ruộng xung quanh; phải có biển cảnh báo khu vực mới phun thuốc.
+ Thuốc bảo vệ thực vật đã pha không dùng hết cần được thu gom và xử lý theo quy định về chất thải nguy hại.
+ Cần có danh mục các thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây trồng dự kiến sản xuất, trong đó bao gồm tên thương mại, hoạt chất, đối tượng cây trồng và dịch hại.
+ Thuốc bảo vệ thực vật phải giữ nguyên trong bao bì; nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác, phải ghi rõ và đầy đủ tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu.
Bảo quản theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối với rau tươi muốn theo tiêu chuẩn VietGAP thì cần lưu ý điều gì?
Tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 thì rau tươi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cần lưu ý những vấn đề sau:
A.1 Giá thể
Nguyên liệu của giá thể phải có nguồn gốc rõ ràng, ghi và lưu hồ sơ về thành phần nguyên liệu và chất bổ sung vào giá thể.
Giá thể sản xuất rau mầm và nấm cần được khử trùng và bảo quản tránh ô nhiễm vi sinh vật.
A.2 Nước tưới
A.2.1 Đối với rau ăn sống4), quả ăn ngay5): ngoài đáp ứng quy định tại 3.2.2.1.1 phải đáp ứng về chi tiêu vi sinh vật (E. coli) không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định đối với chất lượng nước mặt.
A.2.2 Đối với nấm và rau mầm6): phải đáp ứng quy định chất lượng nước sinh hoạt.
A.3 Phân bón
A.3.1 Không sử dụng chất thải từ người để làm phân bón.
A.3.2 Không sử dụng phân bón trong sản xuất rau mầm.
A.3.3 Đối với sản xuất thủy canh việc sử dụng, phối trộn và xử lý chất dinh dưỡng phải được giám sát, ghi và lưu hồ sơ.
A.4 Thuốc BVTV và hóa chất khác
A.4.1 Sử dụng đối với rau mầm
Không sử dụng hóa chất, thuốc BVTV trong bảo quản, xử lý hạt giống và quá trình sản xuất, trừ trường hợp khử trùng hạt giống thì phải dùng các chất như: cồn thực phẩm, nước ấm...
A.4.2 Sử dụng đối với nấm
Không sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, chất bảo quản trong quá trình sơ chế.
A.5 Thu hoạch
Đối với rau ăn sống và quả ăn ngay không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất.
A.6 Quản lý sản phẩm
A.6.1 Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại rau cùng một thời điểm phải lấy và phân tích mẫu theo nhóm: rau ăn lá, thân; rau ăn quả; rau ăn củ; rau ăn hoa.
A.6.2 Đối với rau ăn sống và quả ăn ngay phải đáp ứng thêm quy định về giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm[16]
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêu chuẩn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?