Thiết bị đo dầu mỏ kiểu điện tử di động đối với dầu mỏ trong bể cần phải đảm bảo được những yêu cầu nào?

Cho tôi hỏi thiết bị đo dầu mỏ trong bể phải đáp ứng được các yêu cầu chung nào theo tiêu chuẩn hiện nay? Riêng đối với thiết bị do dầu mỏ kiểu điện tử di động thì yêu cầu đối với thiết bị này là gì? Câu hỏi của anh H.D từ Biên Hòa.

Tóm tắt quy trình đo dầu mỏ trong bể theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015?

Việc đo dầu mỏ được thực hiện theo các bước tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công, cụ thể như sau

Có hai qui trình cơ bản được sử dụng để thu thập số đọc trên thước - lượng chứa và lượng hao hụt (độ sâu và độ vơi).

Thước đo lượng chứa dùng để đo trực tiếp độ sâu của chất lỏng, thước đo lượng hao hụt/độ vơi dùng để đo gián tiếp độ sâu của chất lỏng.

Thước đo lượng hao hụt/độ vơi dựa trên cùng độ cao chuẩn trong phép đo mở hoặc đóng để xác định chính xác khối lượng được luân chuyển.

Khi thực hiện việc đo lượng hao hụt/độ vơi, chiều cao chuẩn phải được sử dụng tại mọi thời điểm trừ khi các bên liên có thỏa thuận khác.

Đối với các bể chứa hoặc các thành phần chứa trong bể, khi đáy bể (hoặc tấm mức) không có lắng cặn thì cả hai phương pháp đo lượng chứa chứa hoặc lượng hao hụt/độ vơi đều có thể được sử dụng.

Đối với cả hai phương pháp được lựa chọn, chiều cao quan sát được phải được thực hiện tại phép đo mở hoặc đóng và phải được ghi lại.

Thước đo thước dùng trong việc đo dầu mỏ

CHÚ THÍCH: Xem bản ghi chiều cao chuẩn trước đây có thể biết đáy bể có đàn hồi hay không (làm thay đổi đáy).

Phép đo lượng chứa hiếm khi được áp dụng đối với một số sản phẩm, ví dụ nhựa đường, hắc ín, soda kiềm, axit.

Phép đo lượng hao hụt/độ vơi đối với các sản phẩm này giảm thiểu tiếp xúc của thiết bị và con người. Các trường hợp được trình bày ở trên, thường không có khả năng kiểm định chiều cao chuẩn của bể bằng phương pháp thủ công.

Phép đo lượng hao hụt/độ vơi thường được lựa chọn và chiều cao chuẩn được sử dụng để tính lượng chứa chứa qua lượng hao hụt/độ vơi.

Sơ đồ đo dầu mỏ

Điều kiện thường gặp khác, đối với nhiều bể hoặc thành phần chứa, lớp lắng cặn, đóng cứng hoặc mảng bám dưới đáy bể làm cản trở việc kiểm định chiều cao chuẩn của bể trong khi bể đang giao nhận.

Trong các trường hợp này, phép đo lượng hao hụt/độ vơi thường được lựa chọn và chiều cao chuẩn được sử dụng để tính lượng chứa qua lượng hao hụt/độ vơi.

Khi các thay đổi được lặp lại giữa chiều cao chuẩn quan sát được và chiều cao chuẩn trong giấy chứng nhận, phải kiểm tra nguyên nhân để xác định bể có phù hợp với việc giao nhận trong tương lai hay không.

Phép đo bể không được thực hiện từ các ống đo không được khoan lỗ hoặc xẻ rãnh (gọi là “lỗ dẫn dẫn” hoặc “ống cố định”), khi mức chất lỏng được đo bên trong các ống đo không được khoan lỗ hoặc xẻ rãnh không giống mức chất lỏng bên ngoài ống đo.

Đo bể chỉ được thực hiện từ các ống đo được khoan lỗ hoặc xẻ rãnh cho phép dòng chất lỏng tự do ra vào ống đo. Tại các vị trí nhất định, các ống đo không được khoan lỗ và xẻ rãnh được sử dụng để phù hợp với các qui định về ô nhiễm không khí cục bộ.

Các ống đo kín này có thể làm phép đo chiều cao chất lỏng, xác định nhiệt độ và lấy mẫu mắc sai số nghiêm trọng. (xem Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công).

Thiết bị đo dầu mỏ kiểu điện tử di động đối với dầu mỏ trong bể cần phải đảm bảo được những yêu cầu nào?

Thiết bị đo dầu mỏ kiểu điện tử di động đối với dầu mỏ trong bể cần phải đảm bảo được những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Thiết bị đo dầu mỏ trong bể phải đảm bảo đáp ứng được các quy định chung nào?

Quy định chung đối với thiết bị đo dầu mỏ trong bể quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công, cụ thể như sau:

Các thiết bị đo dầu mỏ trong bể bao gồm cả các thiết bị mới chưa được sử dụng rộng rãi trong thương mại miễn là độ chính xác của các thiết bị này nằm trong các dung sai sai số cho phép lớn nhất được qui định trong tiêu chuẩn này và các qui trình sử dụng chúng phải có khả năng đạt được mức độ chính xác tương đương.

Tất cả các thiết bị đo mức phải thích hợp với việc sử dụng trong các môi trường nguy hiểm và phải được tiếp đất đúng cách (xem API 2003).

Thiết bị đo dầu mỏ kiểu điện tử di động đối với dầu mỏ trong bể cần phải đảm bảo được những yêu cầu nào?

Các yêu cầu đối với thiết bị đo dầu mỏ kiểu điện tử di động bao gồm 05 yêu cầu được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công, cụ thể như sau:

(1) Yêu cầu chung

Thước đo kiểu điện tử di động (PEGD) thường bao gồm một cơ cấu cảm biến điện tử được gắn trên thước đo và một hộp hiện số. Các thiết bị này phải có độ chính xác đo lường giống như thước đo và quả dọi cơ học và phải được hiệu chuẩn hoặc kiểm định dựa trên phép đo chuẩn.

Thiết bị có thể được thiết kế cho các ứng dụng đo mở, đo giới hạn hoặc đo đóng. Các phép đo đóng hoặc đo giới hạn thường yêu cầu sử dụng thước đo kiểu điện tử cùng với một van khóa hơi thích hợp.

(2) Cấu tạo và vạch chia

Vật liệu chế tạo và vạch chia của thước đo chính phải phù hợp với qui định đối với thước đo nêu trong 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công

(3) Khắc vạch

Thước chia độ, đầu cảm biến và thân khung cuộn của mỗi PEGD phải được khắc vạch bằng các dãy số đồng nhất để có thể diễn giải trên giấy chứng nhận hiệu chuẩn phục vụ cho mục đích kiểm tra.

(4) Điểm “không”

Do thiết kế của đầu đo được sử dụng, đỉnh của đầu đo có thể không phải là điểm “không” của thước đo.

Trong trường hợp này, phải thực hiện điều chỉnh số đọc để chuyển đổi chiều cao chuẩn quan sát được sang chiều cao chuẩn được hiệu chính.

Việc điều chỉnh này phải được thể hiện trên giấy chứng nhận hoặc trong hướng dẫn của nhà sản xuất

(5) Các yêu cầu về độ chính xác của thiết bị đo kiểu điện tử di động

- Độ chính xác:

Thước đo mới phải được kiểm tra trên toàn bộ chiều dài của thước để xác định rằng các chữ số và độ chia giữa các chữ số được vạch trên thước một cách chính xác.

Độ chính xác của PEGD, thước công tác và bộ cảm biến đi kèm phải được kiểm định bằng cách so sánh với thiết bị chuẩn (ví dụ thước chuẩn) đã được chứng nhận bởi các cơ quan đo lường có thẩm quyền hoặc được dẫn xuất từ chuẩn đo lường quốc gia bằng cách sử dụng qui trình trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công.

Độ chính xác của thước công tác phải phù hợp với các yêu cầu trong A.3 tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công.

- Chu kì kiểm định

Bộ thước đo kiểu điện tử di động phải được kiểm tra hằng ngày hoặc trước khi sử dụng (trường hợp không sử dụng thường xuyên) để đảm bảo rằng thước đo/cảm biến không tạo ra sai số khi đọc thang đo của thước và cảm biến làm việc đúng chức năng.

Thước bị thắt nút, không rõ ràng hoặc bị ghép nối đều không được sử dụng.

PEGD phải được kiểm định khi còn mới và ít nhất một lần hàng năm sau đó bằng cách sử dụng quy trình trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đo dầu mỏ

Trần Thành Nhân

Đo dầu mỏ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đo dầu mỏ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đo dầu mỏ Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào