Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào theo quy định của pháp luật?

Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào? Người sử dụng lao động có phải tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ không?

Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào?

Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào thì căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
...

Theo đó, thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào thì do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Lưu ý:

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng.

Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào theo quy định của pháp luật?

Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào theo quy định của pháp luật? Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động có phải tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Như vậy, theo quy định, khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có các trách nhiệm như sau:

- Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

- Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

- Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

- Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao Động 2019, cụ thể như sau:

(1) Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(2) Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lao động nữ

Phan Thị Như Ý

Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động nữ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động nữ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sau khi sẩy thai cần đảm bảo quy định như thế nào? Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức, phục hồi theo sự chỉ định của ai?
Pháp luật
Điều kiện đối với lao động nữ đi làm sớm sau sinh là gì? Lao động nữ đi làm sớm trước 01 tháng sau khi sinh thì có phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Thời gian nghỉ của lao động nữ trong chu kỳ hành kinh theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không có nhu cầu nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
Pháp luật
Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chưa hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có được đi làm không? Nếu có thì quyền lợi thay đổi ra sao?
Pháp luật
Có phải mọi lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 trở đi được về sớm trước giờ tan làm 1 giờ không?
Pháp luật
Những quyền lợi, chế độ dành riêng cho người lao động nữ mang thai hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lao động nữ đang trong thời gian mang thai nhưng tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật sa thải đúng không?
Pháp luật
Từ 1/7/2025 bổ sung thêm thời gian đi khám thai của lao động nữ tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin phép đi trễ/về sớm vì lý do hành kinh cho lao động nữ? Quyền lợi lao động nữ được hưởng khi đến kỳ kinh nguyệt?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào