Thời gian để cơ quan phải thi hành án thanh toán tiền thi hành án sau khi được bảo đảm tài chính để thi hành án là trong bao lâu?
- Quyết định cấp kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án cho cơ quan phải thi hành án được quy định ra sao?
- Thời gian để cơ quan phải thi hành án thanh toán tiền thi hành án sau khi được bảo đảm tài chính để thi hành án là trong bao lâu?
- Dự toán ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án có được sử dụng cho các mục đích khác không?
Quyết định cấp kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án cho cơ quan phải thi hành án được quy định ra sao?
Thời gian để cơ quan phải thi hành án thanh toán tiền thi hành án sau khi được bảo đảm tài chính để thi hành án là trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Thủ tục thực hiện bảo đảm tài chính để thi hành án
2. Việc xem xét, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách Trung ương thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính của cơ quan, tổ chức phải thi hành án, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính về Bộ Tài chính thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính của cơ quan, tổ chức phải thi hành án, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án, Bộ Tài chính hoặc Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
…
Theo đó, việc xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án được thực hiện như sau:
– Trường hợp cơ quan phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách Trung ương thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính của cơ quan phải thi hành án, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính về Bộ Tài chính thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
– Trường hợp cơ quan phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính của cơ quan phải thi hành án, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án, Bộ Tài chính hoặc Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án.
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án bao gồm:
– Văn bản đề nghị được bảo đảm tài chính để thi hành án của cơ quan, tổ chức phải thi hành án gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Quyết định thi hành án;
– Văn bản kiến nghị của Hội đồng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Thông tư này về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả của người có lỗi gây ra thiệt hại;
– Báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người có lỗi đã gây ra thiệt hại và của cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm;
– Biên bản thỏa thuận thanh toán bằng tiền đối với nghĩa vụ giao tài sản của các bên đương sự. Biên bản phải được lập thành văn bản, có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các bên đương sự và có xác nhận của Chấp hành viên phụ trách việc thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức có chức năng thẩm định giá chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày các bên đương sự không thỏa thuận được việc thanh toán bằng tiền hoặc kể từ ngày các bên đương sự thỏa thuận được thanh toán bằng tiền nghĩa vụ giao tài sản theo bản án, quyết định. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm gửi văn bản thẩm định giá cho cơ quan tài chính thẩm định hồ sơ bảo đảm tài chính.
Thời gian để cơ quan phải thi hành án thanh toán tiền thi hành án sau khi được bảo đảm tài chính để thi hành án là trong bao lâu?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Thanh toán tiền thi hành án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí bảo đảm thi hành án, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải tiến hành các thủ tục thanh toán tiền thi hành án cho người được thi hành án thông qua cơ quan thi hành án hoặc chuyển số tiền bảo đảm tài chính vào tài khoản tiền gửi của cơ quan thi hành án để thanh toán cho người được thi hành án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án, cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản về tình hình thanh toán tiền thi hành án cho người được thi hành án, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi cơ quan tài chính đã cấp kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án.
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án thì cơ quan phải thi hành án thanh toán tiền thi hành án cho người được thi hành án thông qua cơ quan thi hành án hoặc chuyển số tiền bảo đảm tài chính vào tài khoản tiền gửi của cơ quan thi hành án để thanh toán cho người được thi hành án.
Đồng thời, cơ quan phải thi hành án có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản về tình hình thanh toán tiền thi hành án cho người được thi hành án, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi cơ quan tài chính đã cấp kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án.
Dự toán ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án có được sử dụng cho các mục đích khác không?
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính để thi hành án
1. Hàng năm, căn cứ thực tế bảo đảm tài chính để thi hành án của năm trước, các Bộ, ngành trung ương; các cơ quan chuyên môn ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm thi hành án để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Dự toán ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được sử dụng khi phát sinh việc cấp kinh phí chi trả để thi hành án, không phân bổ cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án.
3. Kết thúc năm tài chính, các cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm quyết toán khoản kinh phí được ngân sách nhà nước bảo đảm để thi hành án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì dự ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được sử dụng khi phát sinh việc cấp kinh phí chi trả để thi hành án mà không được sử dụng cho mục đích phân bổ cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?