Thời gian dịch vụ lai dắt tàu thuyền trên 02 giờ thì có cần xác nhận của thuyền trưởng hay không?
Thời gian dịch vụ lai dắt tàu thuyền trên 02 giờ thì có cần xác nhận của thuyền trưởng hay không?
Thời gian dịch vụ lai dắt tàu thuyền trên 02 giờ thì có cần xác nhận của thuyền trưởng hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 256 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:
Lai dắt tàu biển
1. Lai dắt tàu biển là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai.
2. Lai dắt tàu biển bao gồm lai dắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định:
Giá dịch vụ lai dắt
1. Cách tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền
a) Thời gian lai dắt thực tế được tính từ thời điểm tàu lai bắt đầu thực hiện việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai cho đến khi kết thúc việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai theo yêu cầu của thuyền trưởng tàu được lai và hoa tiêu hàng hải dẫn tàu. Trường hợp thời gian lai dắt thực tế nhỏ hơn 01 giờ được phép làm tròn là 01 giờ. Thời gian lai dắt thực tế để tính giá dịch vụ tối đa là 02 giờ. Trường hợp thời gian lai dắt trên 02 giờ phải có xác nhận của thuyền trưởng hoặc hoa tiêu dẫn tàu, giá lai dắt chỉ được tính bằng 10% khung giá của 01 giờ cho toàn bộ thời gian lai dắt vượt quá 02 giờ;
b) Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất của tàu lai lớn hơn mức tối thiểu quy định tại nội quy cảng biển của cảng vụ hàng hải khu vực, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng và công suất tàu lai tối thiểu quy định tại nội quy cảng biển khu vực và khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để tính giá dịch vụ lai dắt;
c) Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất của tàu lai lớn hơn mức tối thiểu quy định tại nội quy cảng biển của cảng vụ hàng hải khu vực theo yêu cầu của cảng vụ hàng hải, hoa tiêu, thuyền trưởng hoặc hãng tàu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng, công suất tàu lai thực tế và khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền;
...
Theo đó, lai dắt tàu biển là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai.
Do đó, thời gian lai dắt thực tế sẽ được tính từ thời điểm tàu lai bắt đầu thực hiện việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai cho đến khi kết thúc việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai theo yêu cầu của thuyền trưởng tàu được lai và hoa tiêu hàng hải dẫn tàu.
Như vậy, trong trường hợp thời gian lai dắt trên 02 giờ phải có xác nhận của thuyền trưởng hoặc hoa tiêu dẫn tàu, giá lai dắt chỉ được tính bằng 10% khung giá của 01 giờ cho toàn bộ thời gian lai dắt vượt quá 02 giờ.
Thời gian dịch vụ lai dắt tàu thuyền trên 02 giờ thì có cần xác nhận của thuyền trưởng hay không? (Hình từ Internet)
Khu vực tính gia đối với dịch vụ lai dắt tàu thuyền được chia làm mấy loại?
Khu vực tính gia đối với dịch vụ lai dắt tàu thuyền được chia làm mấy loại, căn cứ theo Điều 7 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định về các khu vực tính giá đối với dịch vụ lai dắt được chia thành 03 khu vực như sau:
- Khu vực I: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 20 độ trở lên phía Bắc và các cảng biển: từ Quảng Ninh đến Nam Định.
- Khu vực II: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 độ đến dưới vĩ tuyến 20 độ và các cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Khu vực III: bao gồm các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 độ trở vào phía Nam và các cảng biển: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Khi thực hiện dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế thì có được sử dụng Đồng Việt Nam không?
Khi thực hiện dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế thì có được sử dụng Đồng Việt Nam không, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định:
Đồng tiền tính giá dịch vụ tại cảng biển
1. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế.
2. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa.
3. Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi cung cấp dịch vụ lai dắt cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế thì đồng tiền tính giá dịch vụ sẽ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ.
Như vậy, khi thực hiện dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế thì sẽ được sử dụng Đồng Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ lai dắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?