Thời gian thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là bao lâu?
- Nội dung thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm những gì?
- Việc thẩm định tổng mức đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung nào?
- Thời gian thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là bao lâu?
Nội dung thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy định về quản lý và thực hiện đầu tư đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1374/QĐ-NHNN năm 2015 quy định nội dung, thời gian thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
Nội dung, thời gian thẩm định dự án ứng dụng CNTT
1. Nội dung thẩm định dự án gồm:
a) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công nghệ, tổng mức đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
b) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: kinh nghiệm quản lý của Chủ đầu tư; kết quả thẩm định thiết kế sơ bộ; khả năng hoàn trả vốn đầu tư (nếu có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư); các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.
2. Nội dung thẩm định thiết kế sơ bộ:
a) Sự phù hợp của thiết kế sơ bộ với với các tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của bộ, ngành, địa phương; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác;
...
Như vậy, nội dung thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm:
(1) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm:
- Sự cần thiết đầu tư;
- Các yếu tố đầu vào của dự án;
- Quy mô, công nghệ, tổng mức đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
- Phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
(2) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm:
- Kinh nghiệm quản lý của Chủ đầu tư;
- Kết quả thẩm định thiết kế sơ bộ;
- Khả năng hoàn trả vốn đầu tư (nếu có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư);
- Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.
Nội dung thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định tổng mức đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Quy định về quản lý và thực hiện đầu tư đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1374/QĐ-NHNN năm 2015 quy định nội dung, thời gian thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
Nội dung, thời gian thẩm định dự án ứng dụng CNTT
...
3. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư: Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung trong thẩm định dự án ứng dụng CNTT. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư gồm:
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu của dự án;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
c) Các tính toán về hiệu quả ứng dụng CNTT, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, khả năng hoàn trả vốn đầu tư (nếu có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư);
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
4. Thời gian thẩm định:
a) Thời gian thẩm định dự án:
Thời gian thẩm định dự án (kể cả thời gian thẩm định thiết kế sơ bộ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là:
...
Như vậy, nội dung thẩm định tổng mức đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
(1) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu của dự án;
(2) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
(3) Các tính toán về hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, khả năng hoàn trả vốn đầu tư (nếu có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư);
(4) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
Thời gian thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Quy định về quản lý và thực hiện đầu tư đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1374/QĐ-NHNN năm 2015 quy định nội dung, thời gian thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
Nội dung, thời gian thẩm định dự án ứng dụng CNTT
...
4. Thời gian thẩm định:
a) Thời gian thẩm định dự án:
Thời gian thẩm định dự án (kể cả thời gian thẩm định thiết kế sơ bộ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là:
- Không quá 60 ngày làm việc đối với dự án nhóm A;
- Không quá 30 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;
- Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
b) Thời gian thẩm định, cho ý kiến về thiết kế sơ bộ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;
- Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
Như vậy, thời gian thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định cụ thể như sau:
- Không quá 60 ngày làm việc đối với dự án nhóm A;
- Không quá 30 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;
- Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án ứng dụng công nghệ thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?