Thời gian thỏa thuận nghỉ việc của cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có tính vào thời gian tính hưởng các chế độ phụ cấp không?
- Thời gian thỏa thuận nghỉ việc của cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có tính vào thời gian tính hưởng các chế độ phụ cấp không?
- Tính thời gian thực tế cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như thế nào?
- Chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Thời gian thỏa thuận nghỉ việc của cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có tính vào thời gian tính hưởng các chế độ phụ cấp không?
Thời gian thỏa thuận nghỉ việc của cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có tính vào thời gian tính hưởng các chế độ phụ cấp không, thì căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp
...
3. Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
...
Do đó, đối với thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp của cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên.
Cho nên, nếu trường hợp nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên sẽ không được tính.
Vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (Hình từ Internet)
Tính thời gian thực tế cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như thế nào?
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
- Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
Tính thời gian thực tế cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được tính theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
(1) Tính theo tháng:
Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
(2) Tính theo năm:
Dưới 03 tháng thì không tính;
Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
Chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện theo nguyên tắc được quy định ở Điều 3 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.
2. Trường hợp nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này kể từ ngày nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), trừ trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?