Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là khi nào?
Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là khi nào?
Căn cứ tại Thông báo 502/TB-STP-TC năm 2023 hướng dẫn như sau:
...
1. Địa bàn, số lượng Văn phòng thừa phát lại cho phép thành lập
- Thành lập 01 Văn phòng Thừa phát lại tại mỗi quận, huyện sau: Quận 1, 5, 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân, Thành phố Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè.
- Thành lập 02 Văn phòng Thừa phát lại tại mỗi quận sau: Quận 3, 4, 6, 7, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Phú.
2. Thời gian tiếp nhận
Từ ngày 15 tháng 02 năm 2023 đến hết ngày 16 tháng 3 năm 2023.
(Trong thời gian hành chính, từ thứ Hai đến buổi sáng ngày thứ Bảy hàng tuần. Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ).
3. Địa điểm tiếp nhận
Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, số 141-143 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Tổ chức, điện thoại: 028.38223276). 4. Về thành phần hồ sơ và cách thức tiếp nhận
Thành phần hồ sơ và cách thức tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị người nộp hồ sơ xem Bản hướng dẫn hồ sơ thành lập Văn phòng thừa phát lại niêm yết tại trụ sở Sở Tư pháp (số 141-143 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) và Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn).
Như vậy theo hướng dẫn trên thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là từ ngày 15 tháng 02 năm 2023 đến hết ngày 16 tháng 3 năm 2023 (trong thời gian hành chính, từ thứ Hai đến buổi sáng ngày thứ Bảy hàng tuần. Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là khi nào? (Hình từ Internet)
Lệ phí hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Bản hướng dẫn hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại hướng dẫn như sau:
Cách thức nộp, tiếp nhận hồ sơ:
1. Cách thức nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ là thừa phát lại thành lập Văn phòng Thừa phát lại hoặc người được ủy quyền (có văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực); nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp trong giờ hành chính hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (thời gian nộp được tính theo dấu bưu điện đến, trong trường hợp nộp qua đường bưu điện, Thừa phát lại cần lưu ý về thời gian nộp để tránh trường hợp hồ sơ đến sau thời điểm kết thúc việc nhận hồ sơ hoặc hồ sơ không được nhận do không đảm bảo theo quy định, hướng dẫn của Sở Tư pháp).
2. Trình bày hồ sơ
- Các Thừa phát lại đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại ký vào từng trang của Bản thuyết minh thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
- Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại để trong túi dán kín; đánh bút lục; tài liệu sắp xếp trong mỗi bộ hồ sơ theo thứ tự hướng dẫn tại Mục I, đóng thành cuốn (bộ, tập), đánh số thứ tự từng trang có trong hồ sơ; có chữ ký niêm phong bên ngoài túi của tất cả các Thừa phát lại tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại, phía ngoài túi có dán thông tin về Văn phòng Thừa phát lại (theo Mẫu đính kèm); kèm mục lục hồ sơ (theo Mẫu đính kèm).
- Thừa phát lại đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về sự đầy đủ, tính chính xác, hợp pháp và các vấn đề phát sinh liên quan đến việc lập và nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
3. Tiếp nhận hồ sơ
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp chỉ nhận hồ sơ được thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn nói trên; thông tin hồ sơ được tiếp nhận sẽ được cập nhật tại Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
- Lệ phí: 1.000.000 đồng/hồ sơ (một triệu đồng/hồ sơ).
Hết thời hạn nộp hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ thông báo ngày mở niêm phong để tổ chức thực hiện việc thẩm định và chấm điểm theo quy định. Việc mở niêm phong có sự chứng kiến của người nộp hồ sơ.
- Hồ sơ sau khi thẩm định và chấm điểm sẽ không được hoàn trả.
Như vậy theo hướng dẫn trên lệ phí hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là 1.000.000 đồng/hồ sơ (một triệu đồng/hồ sơ).
Thành phần hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại gồm có:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
Xem toàn bộ Bản hướng dẫn hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh: tại đây.
Xem toàn bộ Thông báo 502/TB-STP-TC năm 2023: tại đây.
Xem toàn bộ Bản hướng dẫn hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại: tại đây.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?