Thời gian tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh như thế nào?
Thời gian tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ về thời gian, địa điểm và kinh phí tổ chức Cuộc thi như sau:
Thời gian, địa điểm và kinh phí tổ chức Cuộc thi
1. Cuộc thi được tổ chức mỗi năm 01 (một) lần.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức Cuộc thi hằng năm được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Kinh phí tổ chức Cuộc thi từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, bao gồm kinh phí tổ chức Cuộc thi tại đơn vị đăng cai do đơn vị đăng cai chi trả và kinh phí tổ chức thẩm định dự án dự thi, chấm thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả. Nội dung và mức chi cho các hoạt động của Cuộc thi thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp có mức chi đặc thù ngoài các quy định chung của Bộ Tài chính, các đơn vị chi trả trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Theo đó, cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tổ chức mỗi năm 01 lần.
Thời gian tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị dự thi, số lượng dự án dự thi, thí sinh và người hướng dẫn cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ đơn vị dự thi, số lượng dự án dự thi, thí sinh và người hướng dẫn cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia như sau:
- Đơn vị dự thi
Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo; mỗi trường phổ thông trực thuộc Bộ và cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là trường trực thuộc Bộ); mỗi đại học, trường đại học, viện, học viện có trường phổ thông là một đơn vị dự thi.
- Số lượng dự án dự thi
+ Đối với các đơn vị dự thi là Sở Giáo dục và Đào tạo, mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 03 (ba) dự án dự thi. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 06 (sáu) dự án dự thi;
+ Đối với các đơn vị dự thi là trường trực thuộc Bộ, đại học, trường đại học, viện, học viện, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 02 (hai) dự án dự thi;
+ Đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi được đăng ký tối đa 06 (sáu) dự án dự thi. Riêng đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi là Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 12 (mười hai) dự án dự thi.
- Thí sinh dự thi và người hướng dẫn nghiên cứu
+ Thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau:
++ Là học sinh lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12;
++Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
++ Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ I) đạt từ mức khá trở lên;
++ Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi.
- Người hướng dẫn nghiên cứu
+ Mỗi dự án dự thi có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn nghiên cứu là giáo viên, nhân viên có chuyên môn phù hợp với dự án dự thi đang làm việc tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đang học.
+ Mỗi người hướng dẫn nghiên cứu chỉ được hướng dẫn 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi.
Nội dung và hình thức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia ra sao?
Tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ nội dung và hình thức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông như sau:
- Nội dung thi
+ Nội dung thi là kết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT. Dự án dự thi có thể do 01 học sinh thực hiện hoặc do 02 học sinh thuộc cùng một cơ sở giáo dục thực hiện
+ Báo cáo kết quả thực hiện dự án dự thi bao gồm các nội dung cơ bản sau: câu hỏi nghiên cứu (đối với dự án khoa học) hoặc vấn đề nghiên cứu (đối với dự án kỹ thuật); thiết kế và phương pháp nghiên cứu; thực hiện thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (đối với dự án khoa học) hoặc chế tạo và kiểm tra (đối với dự án kỹ thuật).
- Hình thức thi
+ Mỗi dự án dự thi gửi báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định và trưng bày bảng thuyết minh về kết quả thực hiện dự án (sau đây gọi là poster) tại khu vực tổ chức Cuộc thi;
+ Tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày tóm tắt kết quả thực hiện dự án và trả lời phỏng vấn của giám khảo tại khu vực trưng bày poster.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghiên cứu khoa học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?