Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan là bao lâu?
- Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan là bao lâu?
- Việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trước khi bổ nhiệm công chức bao gồm những nội dung nào?
- Trường hợp công chức vắng mặt tại Hội nghị bổ nhiệm công chức thì có được ủy quyền cho người khác dự thay không?
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục và đơn vị tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại là 05 năm, tính từ thời điểm có hiệu lực ghi trong quyết định.
2. Thời gian công chức, viên chức được giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị không tính vào thời gian giữ chức vụ lãnh đạo chức vụ cấp Trưởng của đơn vị đó.
3. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương với chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.
4. Đối với trường hợp thay đổi chức danh lãnh đạo do thay đổi tên gọi tổ chức thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là 05 năm, tính từ thời điểm có hiệu lực ghi trong quyết định bổ nhiệm.
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan là bao lâu? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trước khi bổ nhiệm công chức bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục và đơn vị tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về đánh giá công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại như sau:
Đánh giá công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
Việc đánh giá công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được thực hiện theo các nội dung như sau:
1. Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong công tác.
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
a) Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của đơn vị.
b) Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác;
c) Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình;
d) Đoàn kết, quan hệ trong công tác; mối quan hệ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
3. Chiều hướng và triển vọng phát triển.
4. Về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ theo Quy định số 89- QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị “Quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” và tiêu chuẩn của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Việc đánh giá công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được thực hiện đồng thời với việc triển khai quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ theo quy định tại Quy chế này.
Như vậy, việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trước khi bổ nhiệm công chức bao gồm:
(1) Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của đơn vị.
(2) Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác;
(3) Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình;
(4) Đoàn kết, quan hệ trong công tác; mối quan hệ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
Trường hợp công chức vắng mặt tại Hội nghị bổ nhiệm công chức thì có được ủy quyền cho người khác dự thay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục và đơn vị tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc tổ chức các Hội nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại như sau:
Quy định về việc tổ chức các Hội nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Trường hợp công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự thay.
2. Trước khi vào Hội nghị, chủ trì Hội nghị chỉ định Thư ký của Hội nghị.
3. Nội dung, kết quả Hội nghị phải được lập thành biên bản.
4. Trường hợp các thành phần của Hội nghị chỉ là một người thi không tổ chức Hội nghị đó và người đứng đầu Chi cục có văn bản báo cáo Cục xem xét, quyết định; bộ phận tham mưu công tác cán bộ của Cục tổng hợp, trình Cục trưởng xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Trường hợp đơn vị chưa có cấp trưởng thì nhân sự được giao Quyền hoặc Cấp phó phụ trách được tham dự Hội nghị với tư cách cấp trưởng đơn vị.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức thuộc thành phần tham gia dự họp Hội nghị bổ nhiệm vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự thay.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bổ nhiệm công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?