Thời hạn sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ là mấy năm? Thủ tục cấp Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện như thế nào?

Tôi có câu hỏi là thời hạn sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ là mấy năm? Thủ tục cấp Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Thời hạn sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ là mấy năm?

Thời hạn sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt được quy định tại tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2018/TT-BCA, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 89/2021/TT-BCA như sau:

Nguyên tắc cấp, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt
1. Giấy Bảo vệ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an cấp cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác cảnh vệ. Thời hạn sử dụng của Giấy Bảo vệ đặc biệt là 5 năm, kể từ ngày ký.
2. Việc cấp, đổi, cấp lại, giao, thu hồi, tiêu hủy, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt phải tuân thủ quy định của pháp luật

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ là 5 năm, kể từ ngày ký.

giấy bảo vệ đặc biệt

Giấy Bảo vệ đặc biệt (Hình từ Internet)

Quy cách Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ được quy định như thế nào?

Quy cách Giấy Bảo vệ đặc biệt được quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 14/2018/TT-BCA, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 89/2021/TT-BCA như sau:

Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ
1. Giấy hình chữ nhật, chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,05 mm.
2. Mặt trước, từ trên xuống dưới: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM; hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 21 mm; THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ; IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND.
3. Mặt sau, bên trái từ trên xuống: Hình Công an hiệu kích thước 15,6mm x 11,6mm; ảnh chân dung của người được cấp kích thước 25mm x 30mm; có giá trị đến.
Bên phải từ trên xuống: GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT; SPECIAL PROTECTION CARD; Số seri; Họ và tên; Ngày sinh; Chức vụ; Đơn vị; Ngày, tháng, năm; BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN; chữ ký của Bộ trưởng; dấu của Bộ Công an; cấp bậc, họ và tên Bộ trưởng.
4. Ảnh chân dung của người được cấp
Ảnh chân dung của người được cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trong mặc áo sơ mi trắng thắt cà vạt, bên ngoài mặc áo comple, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
5. Quy cách
a) Nền mặt trước có màu đỏ tươi, in hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mũi tên bên trong có dòng chữ “Thực hiện ngay yêu cầu cảnh vệ” hướng từ trái qua phải màu vàng đậm;
b) Nền mặt sau được in hoa văn chìm màu vàng nhạt, dưới thông tin cá nhân in hình Công an hiệu chìm được bao quanh bởi hoa văn trống đồng và các họa tiết truyền thống trang trí. Công an hiệu, ảnh cá nhân được in màu trực tiếp trên nền Giấy. Tem bảo an dán niêm phong phần phía góc phải, bên dưới ảnh cá nhân;
c) Màu sắc các nội dung thông tin được in trên Giấy Bảo vệ đặc biệt
Mặt trước: Các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 10.5 màu vàng tươi; “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 7.5 màu vàng tươi; “THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 12.5 màu đỏ tươi; “IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND” phông chữ UVN Hong ha hep đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi.
Mặt sau: Các dòng chữ “GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT” phông chữ HelvetIns đậm, cỡ chữ 11 màu đỏ tươi; “SPECIAL PROTECTION CARD” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi, gạch chân màu đỏ; “Số seri” phông chữ Arial, cỡ chữ 7.5 màu đỏ tươi; các thông tin cá nhân phông chữ UVN Hong ha đậm, màu xanh tím than; “Ngày, tháng, năm” phông chữ Time new romans nghiêng; “BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN” phông chữ Time new romans in hoa đậm, cỡ chữ 6.5; “Có giá trị đến” phông chữ UVN Hong ha, cỡ chữ 6; họ và tên, chức danh người ký phông chữ Time new romans đậm, cỡ chữ 8, tất cả nội dung trên chữ màu xanh tím than. Chữ ký của Bộ trưởng Bộ Công an mực màu xanh. Dấu của Bộ Công an màu đỏ.
6. Ngôn ngữ khác trên Giấy Bảo vệ đặc biệt là Tiếng Anh, để sĩ quan cảnh vệ sử dụng các quyền đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên thì quy cách Giấy Bảo vệ đặc biệt được quy định như sau:

- Nền mặt trước có màu đỏ tươi, in hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mũi tên bên trong có dòng chữ “Thực hiện ngay yêu cầu cảnh vệ” hướng từ trái qua phải màu vàng đậm;

- Nền mặt sau được in hoa văn chìm màu vàng nhạt, dưới thông tin cá nhân in hình Công an hiệu chìm được bao quanh bởi hoa văn trống đồng và các họa tiết truyền thống trang trí. Công an hiệu, ảnh cá nhân được in màu trực tiếp trên nền Giấy. Tem bảo an dán niêm phong phần phía góc phải, bên dưới ảnh cá nhân;

- Màu sắc các nội dung thông tin được in trên Giấy Bảo vệ đặc biệt

+ Mặt trước: Các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 10.5 màu vàng tươi; “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 7.5 màu vàng tươi; “THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 12.5 màu đỏ tươi; “IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND” phông chữ UVN Hong ha hep đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi.

+ Mặt sau: Các dòng chữ “GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT” phông chữ HelvetIns đậm, cỡ chữ 11 màu đỏ tươi; “SPECIAL PROTECTION CARD” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi, gạch chân màu đỏ; “Số seri” phông chữ Arial, cỡ chữ 7.5 màu đỏ tươi; các thông tin cá nhân phông chữ UVN Hong ha đậm, màu xanh tím than; “Ngày, tháng, năm” phông chữ Time new romans nghiêng; “BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN” phông chữ Time new romans in hoa đậm, cỡ chữ 6.5; “Có giá trị đến” phông chữ UVN Hong ha, cỡ chữ 6; họ và tên, chức danh người ký phông chữ Time new romans đậm, cỡ chữ 8, tất cả nội dung trên chữ màu xanh tím than. Chữ ký của Bộ trưởng Bộ Công an mực màu xanh. Dấu của Bộ Công an màu đỏ.

Thủ tục cấp Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ được thực hiện như thế nào?

Thủ tục cấp Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2018/TT-BCA như sau:

Thủ tục cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Cục Bảo vệ an ninh Quân đội lập danh sách các đối tượng được cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt kèm theo Công văn đề nghị gửi Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
2. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập hợp danh sách các đối tượng được cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục Bảo vệ an ninh Quân đội và trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt.

Theo đó, thủ tục cấp Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện theo quy định nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lực lượng cảnh vệ

Bùi Thị Thanh Sương

Lực lượng cảnh vệ
Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lực lượng cảnh vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng cảnh vệ Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ủy viên Bộ Chính trị có phải là đối tượng cảnh vệ không? Chiến sĩ cảnh vệ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo cấp cao thì được hưởng phụ cấp đặc thù như thế nào?
Pháp luật
Nghị định, Thông tư quy định chi tiết Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 nào sắp được ban hành theo Quyết định 917?
Pháp luật
9 nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an từ ngày 01/1/2025 gồm những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Biện pháp, chế độ cảnh vệ nào được áp dụng đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội?
Pháp luật
Bảo tàng Hồ Chí Minh có thuộc đối tượng cảnh vệ không? Nếu có thì Bảo tàng được áp dụng những biện pháp cảnh vệ nào?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh vệ là lực lượng thuộc Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù thế nào?
Pháp luật
Giấy Bảo vệ đặc biệt là gì? Ai được cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt? Hình dáng, kích thước của Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ là mấy năm? Thủ tục cấp Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quảng trường Ba Đình thuộc đối tượng cảnh vệ đúng không? Trách nhiệm của chiến sĩ cảnh vệ canh gác Quảng trường Ba Đình là gì?
Pháp luật
Đề nghị bổ sung Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào đối tượng cảnh vệ được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào