Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước là bao lâu?
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước là bao lâu?
- Trường hợp Kiểm soát viên vi phạm quy định về kỷ luật lao động thì có được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách không?
- Kiểm soát viên vi phạm pháp luật trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật không?
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước là bao lâu?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 14/09/2023) quy định:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
7. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Theo quy định trên, thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
Trước đây, căn cứ khoản 3 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
...
Như vậy, theo quy định thì thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước là không quá 90 ngày.
Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước là bao lâu? (Hình từ Internet)
Trường hợp Kiểm soát viên vi phạm quy định về kỷ luật lao động thì có được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách không?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 14/09/2023) quy định về áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.
3. Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp Kiểm soát viên vi phạm quy định về kỷ luật lao động lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có thể được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.
Kiểm soát viên vi phạm pháp luật trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật không?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
...
2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;
b) Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ra quyết định; trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của cấp có thẩm quyền ra quyết định, cấp có thẩm quyền ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp Kiểm soát viên vi phạm pháp luật nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì có thể được miễn trách nhiệm kỷ luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý kỷ luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?