02 bảng lương cán bộ, công chức mới nào sẽ không còn lương cơ sở khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
02 bảng lương cán bộ, công chức mới nào sẽ không còn lương cơ sở khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11.
Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Bảng lương được thiết kế dựa trên các yếu tố:
Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Cụ thể, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Theo đó, 05 bảng lương mới được áp dụng đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 bao gồm:
Bảng lương 1
Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương 2
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bảng lương 3
Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
Bảng lương 4
Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
Bảng lương 5
Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Như vậy, 02 bảng lương mới của cán bộ, công chức là Bảng lương chức vụ và Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ lương cơ sở.
Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất xây dựng các bảng lương trên dựa trên cơ cấu mới được thiết kế gồm:
Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
02 bảng lương cán bộ, công chức mới nào sẽ không còn lương cơ sở khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Bảng lương công chức trước và sau cải cách tiền lương 2024?
Bảng lương công chức trước cải cách tiền lương 2024
Trước cải cách tiền lương 2024, bảng lương công chức vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành, cụ thể tiền lương công chức được tính bằng công thức sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
Mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Hệ số lương công chức được áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn) (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Chi tiết bảng lương công chức hiện nay tại đây Tải về
Bảng lương công chức sau cải cách tiền lương 2024
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 bảng lương công chức được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Cụ thể sẽ áp dụng 02 bảng lương sau:
Bảng lương 1
Bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
Bảng lương 2
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức có nhiều bậc lương
Nguyên tắc xây dựng 02 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức sau cải cách tiền lương 2024?
Nguyên tắc xây dựng bảng lương 1
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất xây dựng bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
+ Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Nguyên tắc xây dựng bảng lương 2
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất xây dựng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lương cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?