02 bảng lương theo vị trí việc làm nào sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
02 bảng lương theo vị trí việc làm nào sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Theo tinh thần Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua vào sáng 10/11 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có chính sách cải cách tiền lương 2024 như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
....
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
....
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
....
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Như vậy, so với quy định hiện hành thì khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì 02 bảng lương theo vị trí việc làm sau của cán bộ, công chức, viên chức không còn phụ cấp thâm niên nghề:
Bảng lương 1
Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương 2
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
02 bảng lương theo vị trí việc làm nào sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)
Phụ cấp thâm niên nghề hiện nay được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC thì phụ cấp thâm niên nghề hiện nay được tính như sau:
+ Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề | = | Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức % phụ cấp thâm niên nghề được hưởng |
Tuy nhiên, hiện nay đã không cò áp dụng mức lương tối thiểu chung, thay vào đó là mức lương cơ sở.
Như vậy, phụ cấp thâm niên hiện nay áp dụng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP sẽ là:
Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x 1.800.000 đồng x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng
+ Mức % phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:
Cán bộ, công chức quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Chế độ phụ cấp thâm niên của các đối tượng phục vụ trong quân đội hiện nay được thực hiện như thế nào?
Chế độ phụ cấp thâm niên của các đối tượng phục vụ trong quân đội hiện nay được thực hiện theo Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP như sau:
(1) Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp:
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 224/2017/TT-BQP có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
(2) Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên:
+ Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội;
+ Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác (bao gồm: công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định) được cộng dồn với thời gian quy định trên.
(3) Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.
(4) Trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên (của nhiều ngành, nghề khác nhau) thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.
(5) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ cấp thâm niên nghề có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?