04 Điều cán bộ công chức cần biết khi cải cách tiền lương 2024? Tổng thu nhập sẽ tăng hay giảm?
04 Điều cán bộ công chức cần biết khi cải cách tiền lương 2024?
Cán bộ công chức viên chức là một trong những đối tượng được thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.
Dưới đây là một số nội dung cải cách nổi bật đối với tiền lương cán bộ công chức:
(1) Bỏ hệ số lương, lương cơ sở -> Xếp lương theo vị trí việc làm
Căn cứ theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Bảng lương mới sẽ được xây dựng dựa theo vị trí việc làm cụ thể của từng chức vụ, chức danh.
Trong đó, cơ cấu tiền lương của cán bộ công chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(2) Xây dựng 02 bảng lương mới theo vị trí việc làm
Khi thực hiện cải cách tiền lương, sẽ xây dựng 02 bảng lương mới cho cán bộ công chức viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Bao gồm:
- 1 Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức.
(3) Thay đổi về cơ chế phụ cấp
Cắt bỏ 05 khoản phụ cấp:
- Phụ cấp thâm niên nghề;
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Gộp phụ cấp:
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
- Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Những khoản phụ cấp vẫn tiếp tục được áp dụng:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động.
Ngoài ra:
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
- Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị.
- Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ công chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương.
- Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...).
(4) Thời gian thực hiện cải cách
Chiều ngày 19/9/2023, phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 như sau:
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Như vậy, rất có thể việc cải cách tiền lương cán bộ công chức sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
04 Điều cán bộ công chức cần biết khi cải cách tiền lương 2024? Tổng thu nhập sẽ tăng hay giảm? (Hình từ Internet)
Tổng thu nhập của cán bộ công chức sẽ tăng hay giảm khi cải cách tiền lương 2024?
Tại khoản 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng,
Như vậy, về cơ bản, việc cải cách tiền lương 2024 sẽ không làm giảm lương.
Cụ thể, lương cán bộ công chức viên chức sau cải cách sẽ đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập cán bộ công chức theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
đ) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Như vậy, tiền lương và thu nhập cán bộ công chức khi cải cách tiền lương 2024 được quản lý theo cơ chế nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?