3 bảng lương mới của quân đội, công an từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương có mức lương cơ bản như thế nào?
3 bảng lương mới của quân đội, công an từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương có mức lương cơ bản như thế nào?
Một trong những nội dung nổi bật của việc cải cách tiền lương là xây dựng bảng lương mới. Trong đó, sẽ có 3 bảng lương mới của quân đôi, công an từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương gồm:
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
- Và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Trong đó, lương cơ bản của quân đội, công an sẽ không còn được tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương mà thay vào đó sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 cũng đề cập đến việc sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, lương cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương của quân đội, công an.
Ngoài ra, từ 1/7/2024, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Xem thêm: Bảng lương mới từ 1/7/2024 của chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
3 bảng lương mới của quân đội, công an từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương (Hình từ Internet)
Quân đội, công an sẽ mất đi những khoản phụ cấp nào khi cải cách tiền lương?
Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.
Theo đó, bãi bỏ các loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, công an, quân đội sẽ không bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề từ 1/7/2024 nhưng lại mất đi những khoản phụ cấp sau:
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phụ cấp công vụ;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Theo Nghị quyết 27, lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như sau:
(1) Từ năm 2018 đến năm 2020
a) Đối với khu vực công
- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Lục Trung Tài
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?