5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 53/2024/UBTVQH15 tải về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Theo đó, Bổ sung các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sau đây vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024:
STT | Tên dự án | Cơ quan trình | Cơ quan chủ trì thẩm tra | Cơ quan tham gia thẩm tra | Tiến độ trình UBTVQG |
1. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu | Chính phủ | Ủy ban Kinh tế | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
2. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia | Chính phủ | Ủy ban Tài chính, Ngân sách | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
3. | Luật Đầu tư công (sửa đổi) | Chính phủ | Ủy ban Tài chính, Ngân sách | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
4. | Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Ủy ban Tư pháp | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
5. | Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng | Chính phủ | Ủy ban Pháp luật | Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | Phiên họp thứ 38 (tháng 10/2024) |
Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trường hợp dự án Luật được chuẩn bị có chất lượng tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội cho thấy các nội dung đã rõ, đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp.
Trước đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 129/2024/QH15, Nghị quyết 45/2024/UBTVQH15, Nghị quyết 48/2024/UBTVQH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 thì các dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024) gồm:
(1) Luật Công chứng (sửa đổi);
(2) Luật Công đoàn (sửa đổi);
(3) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
(4) Luật Địa chất và khoáng sản;
(5) Luật Phòng không nhân dân;
(6) Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
(7) Luật Tư pháp người chưa thành niên;
(8) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
(9) Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
(10) Luật Điện lực (sửa đổi)
(Trường hợp dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp)
(11) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
(12) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đồng thời tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024) sẽ trình các dự án luật sau đây để Quốc hội đóng góp ý kiến:
- Luật Công nghiệp công nghệ số;
- Luật Điện lực (sửa đổi).
Trường hợp dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp;
- Luật Nhà giáo;
- Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi);
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo;
- Luật Dữ liệu.
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn? (Hình từ Internet)
Kỳ họp Quốc hội thứ 8 do ai chủ trì kỳ họp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có nội dung như sau:
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện chủ trì kỳ họp thứ 8, 9, 10 Quốc hội khoá XV.
Quy định về biểu quyết tại phiên họp của Quốc hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:
- Dự thảo luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua và đề xuất một số vấn đề còn ý kiến khác nhau cần biểu quyết trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, dự thảo nghị quyết phải được gửi đến đại biểu Quốc hội nghiên cứu chậm nhất là 24 giờ trước phiên biểu quyết thông qua.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề còn ý kiến khác nhau cần trình Quốc hội biểu quyết trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, dự thảo nghị quyết theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra.
- Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
+ Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;
+ Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;
+ Biểu quyết bằng giơ tay.
Hình thức biểu quyết do Quốc hội quyết định được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
- Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:
+ Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nêu rõ vấn đề Quốc hội cần biểu quyết;
+ Quốc hội biểu quyết;
+ Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
- Việc tiến hành biểu quyết được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, đại biểu Quốc hội không biểu quyết thay đại biểu Quốc hội khác. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
- Luật, nghị quyết và các quyết định khác của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;trường hợp làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.Trường hợp Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác về tỷ lệ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì áp dụng quy định của văn bản đó.
- Trường hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã được Quốc hội biểu quyết thông qua nhưng chưa có hiệu lực thi hành thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo, báo cáo, cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định việc biểu quyết lại theo trình tự như sau:
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc biểu quyết lại;
+ Quốc hội xem xét, thông qua việc biểu quyết lại.
- Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề đã được Quốc hội quyết định biểu quyết lại như sau:
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội vấn đề cần biểu quyết lại;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua vấn đề cần biểu quyết lại.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kỳ họp Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?