Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi của thẩm phán trong tố tụng dân sự?
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi của thẩm phán trong tố tụng dân sự?
Căn cứ vào Điều 504 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Theo như quy định trên thì khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định, hành vi của thẩm phán trong tố tụng dân sự thì Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự đó sẽ là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi của thẩm phán trong tố tụng dân sự?
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong tố tụng dân sự phải có những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 506 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo như quy định trên thì quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong tố tụng dân sự sẽ có những nội dung bắt buộc như sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong tố tụng dân sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 507 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.
Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng năm làm đơn; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 506 của Bộ luật này;
b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
Theo đó, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người khiếu nại nếu như không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền để tiến hành giải quyết khiếu nại lần hai.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai sẽ gồm có những nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
- Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết khiếu nại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?