Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình là người nước ngoài được đề xuất ra sao?
Việc phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
3. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
5. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
7. Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo đó, việc phòng chống bạo lực phải đảm bảo theo 7 nguyên tắc quy định trên.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình là người nước ngoài? (Hình ảnh từ Internet)
Có những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
1. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cấm tiếp xúc;
d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
k) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
2. Việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, có những biện pháp ngăn chặn bao lực gia đình sau đây:
- Buộc chấm dút hành vi;
- Cấm tiếp xúc;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi;
- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
- Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình là người nước ngoài?
Đề xuất tại Điều 5 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình là người nước ngoài
1. Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình là người nước ngoài
a) Người nước ngoài không có mối quan hệ hôn nhân, gia đình với người Việt Nam khi lưu trú, cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình phải chấp hành biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, trường hợp cần thiết có thể bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Người nước ngoài là thành viên gia đình Việt Nam khi đang lưu trú, cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình phải chấp hành các biện pháp ngăn chặn như người Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp thuộc diện ngoại giao có quy định khác.
2. Áp dụng biện pháp bảo vệ khi người nước ngoài bị bạo lực gia đình
a) Người nước ngoài khi đang lưu trú, cư trú tại Việt Nam bị bạo lực gia đình được Nhà nước Việt Nam bảo vệ như công dân Việt Nam bị bạo lực gia đình.
b) Căn cứ điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chính sách bảo vệ, hỗ trợ người nước ngoài bị bạo lực gia đình.
3. Bộ Ngoại giao quy định chi tiết quy trình, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn và trường hợp thuộc diện ngoại giao không áp dụng quy định tai Điều này.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình là người nước ngoài như sau:
- Biện pháp ngăn chặn:
+ Người nước ngoài không có mối quan hệ hôn nhân, gia đình với người Việt Nam khi lưu trú, cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình phải chấp hành biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
+ Người nước ngoài là thành viên gia đình Việt Nam khi đang lưu trú, cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình phải chấp hành các biện pháp ngăn chặn như người Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp thuộc diện ngoại giao có quy định khác.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Người nước ngoài khi đang lưu trú, cư trú tại Việt Nam bị bạo lực gia đình được Nhà nước Việt Nam bảo vệ như công dân Việt Nam bị bạo lực gia đình;
+ Căn cứ điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chính sách bảo vệ, hỗ trợ người nước ngoài bị bạo lực gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?