Bài tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 ý nghĩa? Bài tuyên tuyền Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024?
Bài tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 ý nghĩa? Bài tuyên tuyền Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024?
Xem thêm: Mẫu 02B bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024?
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024?
>> Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 là ngày mấy? Nội dung hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 2024?
>> Bài tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 dành cho lãnh đạo xã mới nhất
>> Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy, ngày mấy Âm lịch 2024?
>> Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 năm 2024 kỷ niệm năm thứ bao nhiêu?
Bài tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 ý nghĩa (Bài tuyên tuyền Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024) như sau:
Bài tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 ý nghĩa (Bài tuyên tuyền Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024)\ BÀI 1 Ngày Pháp luật Việt Nam (11/09) hàng năm là dịp quan trọng để chúng ta cùng nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, công bằng và văn minh. Ngày này không chỉ là cơ hội cho mỗi cá nhân, tổ chức tự động kiểm tra lại việc tuân thủ pháp luật mà còn là dịp để nhắc nhở chúng ta về vai trò của luật pháp trong cuộc sống hàng ngày. Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Pháp luật là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển vững chắc của đất nước. Mọi hoạt động xã hội, từ sản xuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, đều phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế có chiều sâu rộng hơn, việc hiểu biết và thực thi pháp luật đúng đắn là yêu cầu cấp thiết. Tuân thủ luật không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức phát triển bền vững, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và tạo dựng lòng tin đối với đối tác, khách hàng. Chính vì vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hàng năm khuyến khích mọi người dân chủ động tìm hiểu, học hỏi và nâng cao nhận thức về pháp luật. Đặc biệt, việc giáo dục pháp luật trong đường học cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn bao giờ hết, để thế hệ trẻ có thể nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Thông qua đó, chúng ta có thể xây dựng một hệ công dân trẻ trung, năng động và có ý thức pháp luật tốt. Pháp luật là công cụ để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Và chỉ khi chúng ta tôn trọng và thực thi pháp luật, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng và phát triển. Hãy cùng nhau thực hiện khẩu hiệu: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”! BÀI 2 Ngày pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay gọi ngắn gọn là Ngày pháp luật là một ngày kỷ niệm tại Việt Nam vào ngày 09 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013, ngày pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam. Ngày Pháp luật Việt Nam (11/09) là dịp đặc biệt thúc đẩy tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngày 09 tháng 11 chính là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành nên Việt Nam lấy đó làm Ngày Pháp luật. Ngày Pháp luật mang ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức pháp luật cho toàn dân. Bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển bền vững đều cần có hệ thống luật chặt chẽ, công bằng và minh bạch. Ở Việt Nam, luật pháp là công cụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, đảm bảo sự bình đẳng trước luật và giữ vững trật tự xã hội. Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Việc tôn trọng và thực thi luật pháp đúng đắn không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Tuân thủ pháp luật giúp bảo vệ bản thân và quyền lợi của chính mình, đồng thời tạo điều kiện cho xã hội ổn định, phát triển. Ngoài ra, các chương trình này tìm hiểu pháp luật được phát động ở các trường học, cơ quan, tập thể cũng là dịp để hệ trẻ tiếp cận với kiến thức pháp luật gần gũi, hiệu quả hơn. Qua đó, các em học sinh, sinh viên có thể nâng cao ý thức trách nhiệm, bồi thủ và thực thi pháp luật từ sớm, trở thành những công dân có trách nhiệm trong tương lai. Trong xã hội hiện đại, pháp luật là nền tảng giúp duy trì trật tự, kỷ cương và đảm bảo các hoạt động xã hội diễn đàn ra một cách ổn định. Từ việc bảo vệ quyền lợi lao động, tài sản, đến việc đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường – tất cả đều được điều chỉnh bởi luật pháp. Hãy đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11
Xem thêm: Bộ câu hỏi tìm hiểu Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm: Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 2024 ý nghĩa
Bài tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 ý nghĩa? Bài tuyên tuyền Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024? (Hình từ Internet)
Chủ đề hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 là gì?
Căn cứ theo Mục 3 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 quy định chủ đề hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 như sau:
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; hỗ trợ, đồng hành, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp, nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch với phương châm “Tăng tốc, sáng tao, về đích”.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở chủ động lựa chọn chủ đề phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam cho phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, địa phương để bám sát nội dung của Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024.
Thời gian hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 bao lâu?
Căn cứ theo Mục 7 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 quy định thời gian hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 như sau:
Các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 cần tổ chức thường xuyên, liên tục và tập trung trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10/2024 đến ngày 15/11/2024.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày pháp luật Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Chi cục thuế Hà Nội ở đâu? Tổng hợp danh sách số điện thoại, các phòng và các chi cục thuế trên địa bàn Hà Nội chuẩn, chính xác?
- Hạn chót nộp bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B là khi nào? Nội dung cần làm rõ trong bản kiểm điểm?
- Đảng viên nào được miễn kiểm điểm cuối năm nay? Trách nhiệm, quyền hạn của Đảng viên được miễn kiểm điểm cuối năm nay?