Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và cấp tỉnh được quy định ở đâu?
- Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được quy định ở đâu?
- Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Chi tiết giải pháp trong việc thực hiện xác định chỉ số cải cách hành chính gồm những nội dung gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc xác định chỉ số cải cách hành chính?
Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được quy định ở đâu?
Hiện nay, bộ tiêu chí và thang điểm đánh giá chi tiết để xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được quy định chi tiết tại Bảng 1 ban hành kèm theo Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022:
Xem toàn bộ Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ: Tại đây.
Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và cấp tỉnh được quy định ở đâu? (Hình từ Internet)
Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Hiện nay, bộ tiêu chí và thang điểm đánh giá chi tiết để xác định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được quy định chi tiết tại Bảng 2 ban hành kèm theo Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022:
Xem toàn bộ Bảng chi tiết các tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh: Tại đây.
Chi tiết giải pháp trong việc thực hiện xác định chỉ số cải cách hành chính gồm những nội dung gì?
Căn cứ nội dung tại Mục III Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 có nêu giải pháp trong việc thực hiện việc xác định chỉ số cải cách hành chính bao gồm:
- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp đối với việc xác định Chỉ số cải cách hành chính:
+ Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung cải cách hành chính một cách nghiêm túc, có hiệu quả theo kế hoạch cải cách hành chính hàng năm.
+ Chỉ đạo việc thực hiện công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính một cách thường xuyên, liên tục, bảo đảm trung thực, khách quan trong việc tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo các kết quả cải cách hành chính.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Chỉ số cải cách hành chính:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, nội dung, kết quả Chỉ số cải cách hành chính hàng năm dưới nhiều hình thức khác nhau (hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...) nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình theo dõi, đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính:
+ Các bộ, các tỉnh: Phân công nhiệm vụ cho công chức thực hiện cải cách hành chính triển khai công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của bộ, tỉnh một cách thường xuyên, liên tục. Tổng hợp, đánh giá một cách khách quan, trung thực kết quả cải cách hành chính đạt được hàng năm theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định trong Chỉ số cải cách hành chính.
+ Các bộ chủ trì các nội dung cải cách hành chính theo phân công tại Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả triển khai cải cách hành chính đối với lĩnh vực được giao phụ trách, để hàng năm phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan trong việc thẩm định, đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm kinh phí cho công tác xác định Chỉ số cải cách hành chính:
+ Xây dựng, hoàn thiện phần mềm đánh giá chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính một cách chính xác, khách quan. Xây dựng cơ sở dữ liệu về Chỉ số cải cách hành chính để bảo đảm tính hệ thống trong công tác theo dõi, đánh giá của các cơ quan hành chính. Nghiên cứu các hình thức tổ chức điều tra xã hội học một cách phù hợp, trong đó có hình thức điều tra trực tuyến để lấy ý kiến người dân, tổ chức về kết quả cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
+ Bố trí đủ kinh phí cho việc thực hiện xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm.
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc xác định chỉ số cải cách hành chính?
Căn cứ nội dung tại Mục IV Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022, trách nhiệm thực hiện việc xác định chỉ số cải cách hành chính thuộc về các cơ quan sau:
Đối với Bộ Nội vụ, cơ quan chủ trì triển khai Đề án:
- Ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, các tỉnh triển khai việc xác định Chỉ số cải cách hành chính trong phạm vi trách nhiệm của bộ, tỉnh.
- Ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
+ Tổ chức triển khai công tác tự đánh giá chấm điểm kết quả cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh theo quy định.
+ Tổ chức công tác điều tra xã hội học: Nghiên cứu, xác định đối tượng điều tra xã hội học và xây dựng bộ câu hỏi điều tra xã hội học phù hợp với từng nhóm đối tượng; xác định quy mô mẫu điều tra xã hội học. Xác định phương thức tổ chức điều tra xã hội học phù hợp với điều kiện thực tế. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện điều tra xã hội học phục vụ cho việc xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
+ Tổng hợp, xử lý số liệu, xây dựng báo cáo Chỉ số cải cách hành chính.
+ Thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét, đánh giá kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công bố Chỉ số cải cách hành chính hàng năm.
- Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh về công tác theo dõi, đánh giá và xác định Chỉ số cải cách hành chính.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về Chỉ số cải cách hành chính trong kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát nội dung Chỉ số cải cách hành chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế và từng nhóm cơ quan, địa phương đặc thù.
- Nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong theo dõi, đánh giá: Xây dựng phần mềm đánh giá; khảo sát trực tuyến; xây dựng cơ sở dữ liệu về Chỉ số cải cách hành chính.
Đối với các bộ, các tỉnh:
- Bố trí đủ kinh phí, nhân lực để triển khai việc xác định Chỉ số cải cách hành chính trong phạm vi trách nhiệm của bộ, tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo tự chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính của bộ, tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc tổ chức điều tra xã hội học để xác định Chỉ số cải cách hành chính của bộ, tỉnh.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ: Tài chính; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đối với từng lĩnh vực cải cách theo phân công của Chính phủ.
- Các bộ, các tỉnh căn cứ vào Chỉ số cải cách hành chính được phê duyệt tại Quyết định này, xây dựng và đưa vào triển khai Chỉ số cải cách hành chính áp dụng trong nội bộ của bộ, tỉnh phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc phù hợp với điều kiện thực tế của bộ, tỉnh để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chỉ số cải cách hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?
- Khi nào sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã theo Nghị quyết 18? Từng bước tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã?
- Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận?