Bảng lương cán bộ lãnh đạo nhà nước trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
Bảng lương cán bộ lãnh đạo nhà nước trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27?
Bảng lương cán bộ lãnh đạo nhà nước trước cải cách tiền lương:
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Căn cứ tại Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định về bảng lương cán bộ lãnh đạo nhà nước gồm có như sau:
(1) Đối với chức danh lãnh đạo quy định một mức lương:
(2) Các chức danh lãnh đạo quy định hai bậc lương:
Bảng lương cán bộ lãnh đạo nhà nước sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Ngày 10/11, với đa số đại biểu tán thành (94,33%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Đáng chú ý, Nghị quyết dành Điều 3 về thực hiện chính sách tiền lương.
Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ:
"Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII."
Theo đó, Quốc hội đã chính thức thông qua thời điểm cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức vụ lãnh đạo nhà nước thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng như sau:
Xây dựng 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo nhà nước (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về bảng lương cụ thể đối với cán bộ lãnh đạo nhà nước từ 01/7/2024.
>> Đối tượng nào được tăng 32% lương khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024
>> Sẽ có bảng lương mới đối với quân đội, công an khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024
Bảng lương cán bộ lãnh đạo nhà nước trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào? (Hình từ internet)
Bảng lương mới của khu vực công được xây dựng dựa trên các yếu tố nào?
Căn cứ theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, bảng lương mới sẽ được xây dựng dựa theo các yếu tố như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Cơ quan nào có thẩm quyền bầu cán bộ lãnh đạo chủ chốt nhà nước?
Căn cứ theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022 thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt nhà nước gồm có như sau:
- Chủ tịch nước;
- Chủ tịch Quốc hội
- Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
...
Như vậy. căn cứ theo quy định nêu trên thì Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền bầu cán bộ lãnh đạo chủ chốt nhà nước.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lương cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?