Bảng tra cứu hệ số phụ cấp khu vực năm 2024 của các địa phương, đơn vị? Đối tượng nào được hưởng phụ cấp khu vực?
Phụ cấp khu vực là gì?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Các chế độ phụ cấp lương
3. Phụ cấp khu vực:
áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.
Bảng tra cứu hệ số phụ cấp khu vực năm 2024 của các địa phương, đơn vị? Đối tượng nào được hưởng phụ cấp khu vực?
Bảng tra cứu hệ số phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị?
Theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT về bảng hệ số phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị như sau:
...
Tải bảng đầy đủ về: Tại đây.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp khu vực?
Theo quy định tại Mục I Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT đối tượng được hưởng trợ cấp khu vực bao gồm:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
4. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
6. Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty nhà nước), gồm:
a) Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.
b) Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
c) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
7. Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.
8. Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Trên đây là bảng tra cứu hệ số phụ cấp khu vực năm 2024 của các địa phương, đơn vị bạn có thể tải về để tham khảo.
Lê Nguyễn Cẩm Nhung
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ cấp khu vực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?