Bên bị điều tra chống bán phá giá có thể cam kết loại trừ hành vi để không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức hay không?
- Bên bị điều tra chống bán phá giá có thể cam kết loại trừ hành vi để không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức hay không?
- Cam kết loại trừ hành vi bán phá giá mà bên đề nghị gửi cơ quan điều tra vụ việc chống bán giá phải bao gồm những nội dung gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá trong phòng vệ thương mại?
Bên bị điều tra chống bán phá giá có thể cam kết loại trừ hành vi để không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.
Theo đó, sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra thì các bên có thể có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra. Trong đó cam kết khắc phục hành vi bán phá giá bằng về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam.
Khi áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá có thể xem như là biện pháp, vụ việc vẫn được tiếp tục điều tra tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền sẽ không sử dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức nếu các bên đã thực hiện cam kết và khắc phục được hành vi bán phá giá gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước.
Bên bị điều tra chống bán phá giá có thể cam kết loại trừ hành vi để không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức hay không? (Hình từ Internet)
Cam kết loại trừ hành vi bán phá giá mà bên đề nghị gửi cơ quan điều tra vụ việc chống bán giá phải bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định bản cam kết của bên đề nghị trong vụ việc điều tra chống bán phá giá gửi cơ quan điều tra vụ việc chống bán giá phải bao gồm những nội dung như sau:
- Phạm vi hàng hóa;
- Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
- Nghĩa vụ thông báo định kỳ;
- Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
- Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Theo đó, cam kết của bên đề nghị được cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp nhận dựa trên những căn cứ sau:
- Việc áp dụng cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
- Cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết;
- Khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết;
- Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Ngoài ra, cơ quan điều tra chỉ xem xét cam kết của Bên đề nghị đã hợp tác đầy đủ trong giai đoạn điều tra. Trong quá trình xem xét cam kết, Cơ quan điều tra có thể đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết. Trường hợp Bên đề nghị chấp nhận điều chỉnh nội dung cam kết, Bên đề nghị phải gửi cho Cơ quan điều tra văn bản cam kết sau khi điều chỉnh.
Ai có thẩm quyền quyết định biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá trong phòng vệ thương mại?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyết định về việc cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp
1. Căn cứ báo cáo của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết.
2. Các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này phải được công bố công khai cho các bên liên quan bằng phương thức thích hợp.
3. Sau khi có quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra và ban hành kết luận cuối cùng như sau:
a) Trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định không có hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt vụ việc và chấm dứt thực hiện cam kết;
b) Trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có hành vi bán phá giá, trợ cấp và có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, cam kết sẽ tiếp tục được thực hiện theo những nội dung quy định trong cam kết.
Như vậy, sau khi được cơ quan điều tra báo cáo, Bộ trưởng Bộ Công Thương là chủ thể có thẩm quyền xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết loại trừ bán phá giá trong việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chống bán phá giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?