Bộ, Cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội có trách nhiệm thực hiện Chương trình 167 ra sao?
Bộ, Cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội có trách nhiệm thực hiện Chương trình 167 ra sao?
Chương trình 167 được hiểu theo Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT là “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025” quy định tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định tại khoản 3 mục IV Chương trình 167 và các quy định sau:
- Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội ở trung ương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Chương trình 167 theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư cửa Bộ Tài chính hướng dẫn Chương trình 167. Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững của các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lồng ghép vào kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư 52/2023/TT-BTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
- Các bộ, cơ quan trung ương và tổ chức hiệp hội quy định tại điểm b, khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT ở cấp trung ương gửi kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Chương trình 167 tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
Căn cứ dự toán kinh phí ngân sách trung ương được cấp thẩm quyền giao, các bộ, cơ quan trung ương và tổ chức hiệp hội ở trung ương điều chỉnh kế hoạch và dự toán thực hiện Chương trình 167 (bao gồm chi tiết nhiệm vụ giao cho các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững thuộc, trực thuộc), gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét có văn bản thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT cho các cơ quan làm căn cứ triển khai thực hiện.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách địa phương thực hiện Chương trình 167; gửi Sở Tài chính tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí theo quy định.
- Tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình 167 theo quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT (không bao gồm Điều 15); xây dựng báo cáo kết quả thực hiện và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ, Cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội có trách nhiệm thực hiện Chương trình 167 ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Mục I Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2022 thì Chương trình có các mục tiêu sau:
(*) Mục tiêu tổng quát
- Phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030.
- Huy động nguồn lực xã hội, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người thu nhập thấp, người yếu thế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
(*) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ phát triển tối thiểu 10 công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; qua đó hỗ trợ khoảng 10.000 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững; góp phần đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc; tăng năng suất lao động bình quân khoảng 7%/năm.
- Hình thành cơ sở dữ liệu và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
- Xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững thành công điển hình để lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Thu hút các nguồn lực hợp pháp, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các sáng kiến hướng tới kinh doanh bền vững.
Có những mô hình kinh doanh bền vững nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2022 thì Kinh doanh bền vững bao gồm:
- Mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn: là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Mô hình kinh doanh bao trùm: là mô hình kinh doanh huy động người thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; trong đó, người thu nhập thấp có thể tham gia với vai trò là nhà cung ứng, là khách hàng, là nhà phân phối hay có thể là người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các giá trị chia sẻ.
- Các mô hình kinh doanh bền vững khác: là mô hình kinh doanh đảm bảo các yếu tố bền vững về kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp kinh doanh bền vững có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?
- Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
- Người làm công tác xã hội là ai? Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác xã hội được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo Hướng dẫn 4705? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ra sao?
- Bác sỹ thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề có được cấp mới giấy phép hành nghề?