Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn như thế nào về việc đăng ký kinh doanh đối với phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam?
- Phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có tư cách pháp lý như thế nào?
- Chủ thể có trách nhiệm đăng ký hoạt động phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sau khi chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương?
- Địa bàn, tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã phải được quy định như thế nào?
Phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có tư cách pháp lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có nội dung như sau:
Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình chi nhánh, đơn vị phụ thuộc ngân hàng hợp tác xã, được quản lý bởi một chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng hợp tác xã theo quy định nội bộ và quy định của pháp luật.
Như vậy, phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã là loại hình chi nhánh và là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hợp tác xã (không phải là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh).
Liên quan đến nội dung này, tại Công văn 7461/BKHĐT-ĐKKD năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh đối với phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam:
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ủy ban các tỉnh chỉ đạo Cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất thực hiện việc đăng ký hoạt động phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam dưới hình thức chi nhánh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn như thế nào về việc đăng ký kinh doanh đối với phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam? (Hình từ internet)
Chủ thể có trách nhiệm đăng ký hoạt động phòng giao dịch Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sau khi chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương?
Về nội dung này, tại Công văn 7461/BKHĐT-ĐKKD năm 2022 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 48 Thông tư 31/2012/TT-NHNN có nội dung như sau:
Quy định chuyển tiếp
1. Ngân hàng hợp tác xã kế thừa và tiếp tục thực hiện mọi quyền hạn và nghĩa vụ, lại ích hợp pháp cũng như có trách nhiệm xử lý mọi tồn tại, phát sinh từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phù hợp với các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Ngân hàng hợp tác xã và các khách hàng tiếp tục thực hiện các hợp đồng, giao dịch được ký kết giữa Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và khách hàng đang còn hiệu lực cho đến khi hết hạn hợp đồng theo thỏa thuận. Việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt các hợp đồng, giao dịch được thực hiện trên cơ sở có sự thống nhất của các bên, phù hợp với các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Ngân hàng hợp tác xã kế thừa và tiếp tục thực hiện mọi quyền hạn và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp cũng như có trách nhiệm xử lý mọi tồn tại, phát sinh từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có nội dung như sau:
Khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch
...
5. Ngân hàng hợp tác xã thực hiện việc đăng ký hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có trách nhiệm đăng ký hoạt động phòng giao dịch theo quy định pháp luật về hợp tác xã.
Địa bàn, tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã phải được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 09/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Địa bàn hoạt động, tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Địa bàn hoạt động:
a) Đối với ngân hàng hợp tác xã:
(i) Chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định cụ thể trong văn bản chấp thuận thành lập chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
Phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Tên chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt như sau:
a) Tên chi nhánh: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi-nhánh”;
b) Tên phòng giao dịch:
(i) Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch” hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”;
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân “tên Quỹ tín dụng nhân dân” - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”.
Như vậy, đối với phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã có phạm vi hoạt động là trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
Tên của phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã phải được đặt theo cách thức sau:
Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”
Hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch"
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký kinh doanh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?