Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Theo hướng dẫn tại Công văn 982/BLĐTBXH-CTE 2024 thì chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là: “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”.
- Thời gian: từ ngày 01/6 đến ngày 30/6/2024.
Công văn còn nêu rõ mục đích, yêu cầu
- Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về triển khai thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tập trung nội dung chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.
- Vận động xã hội thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em", hỗ trợ mỗi xã có một công trình dành cho trẻ em được xây dựng hoặc nâng cấp; mỗi đoàn viên, hội viên của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có một hành động thiết thực vì trẻ em.
Tháng hàng động vì trẻ em 2024 (Hình từ Internet)
Thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hàng động vì trẻ em năm 2024
Công văn 982/BLĐTBXH-CTE 2024 hướng dẫn về thông điệp, khẩu hiệu tuyên truyền như sau:
- Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
- Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
- Bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách đối với trẻ em
- Bảo đảm quyền trẻ em phải là trung tâm của chính sách, chiến lược phát triển đất nước
- Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
- Tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vì sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
- Tổng đài 111 - tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vệ trẻ em mọi nơi
- Phòng ngừa và chấm dứt lao động trẻ em vì sự phát triển bền vững
- Chăm sóc sức khỏe tâm thần để trẻ em phát triển toàn diện
- Phòng, chống tai nạn, thương tích để bảo đảm quyền được sống của trẻ em
- Gia đình, cộng đồng giám sát, trông giữ trẻ em để phòng, chống đuối nước
- Lắng nghe trẻ em để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
Những hoạt động chính của Tháng hàng động vì trẻ em năm 2024
Các hoạt định chính của Tháng hàng động vì trẻ em năm 2024 gồm:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp tổ chức: (i) Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 (dự kiến tuần 4 tháng 5 hoặc ngày 01/6/2024); (ii) Chiến dịch truyền thông nhân Tháng hành động vì trẻ em; (iii) Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác trẻ em.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai các nội dung sau:
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức, hưởng ứng các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 tại địa phương.
+ Căn cứ điều kiện của địa phương, tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 từ cuối tháng 5 hoặc ngày 01/6/2024.
Một số hoạt động cụ thể:
(i) Chỉ đạo xây dựng, nâng cấp các công trình (trường, lớp học, nhà bán trú, thư viện, sân chơi...) dành cho trẻ em với phương thức mỗi xã, phường, thị trấn có 01 công trình vì trẻ em nhân Tháng hành động vì trẻ em;
(ii) Tổ chức các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên trong việc chung tay chăm lo cho trẻ em tại địa phương nhằm vận động toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em với phương thức mỗi người một hành động vì trẻ em hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em;
(iii) Chuẩn bị nội dung, điều kiện để tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác trẻ em.
Các hành vi nghiêm cấm đối với trẻ em
Theo quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì các hành vì bị nghiệm cấm đối với trẻ em gồm:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
...
Nguyễn Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?