Bộ Tài chính: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải thực hiện chê độ báo cáo định kỳ mới trong năm 2022?
- Bộ Tài chính công bố 02 chế độ báo cáo mới? Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải thực hiện báo cáo định kỳ mới trong năm 2022?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng?
- Sửa đổi, bổ sung một số báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ tài chính?
Bộ Tài chính công bố 02 chế độ báo cáo mới? Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải thực hiện báo cáo định kỳ mới trong năm 2022?
Căn cứ Danh mục báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1746/QĐ-BTC năm 2022 quy định danh mục chế độ báo cáo mới. Có bao gồm báo cáo Premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng (nếu có).
Báo cáo Premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng (nếu có), có đối tượng thực hiện là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Như vậy từ năm 2022, doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ phải thực hiện thêm thêm chế độ báo cáo mới nộp cho Bộ Tài chính với tần suất quý và năm.
Bộ Tài chính công bố 02 chế độ báo cáo mới, 03 chế độ báo cáo sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý giá thuộc phạm vi quản lý nhà nước?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 104/2021/TT-BTC:
Khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước
...
3. Định kỳ trước ngày 21 tháng 6, ngày 21 tháng 12 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 6 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 12 năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 5 năm báo cáo. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 12 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo.
Ngoài ra, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 104/2021/TT-BTC như sau:
Khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước
...
4. Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu báo cáo bổ sung và khảo sát thực tế để nắm bắt thêm thông tin.
Định kỳ ngày 10 tháng 01, ngày 10 tháng 07 hàng năm (trường hợp trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định thì lùi sang ngày làm việc tiếp theo), Bộ Tài chính thông báo khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán giá cơ sở. Trường hợp có biến động đột biến về chi phí do yếu tố khách quan (tăng hoặc giảm), trên cơ sở đề xuất của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đánh giá, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh khoản chi phí này cho phù hợp.
Sửa đổi, bổ sung một số báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ tài chính?
Căn cứ Danh mục chế độ báo cáo sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 1746/QĐ-BTC năm 2022 quy định các loại báo cáo sửa đổi, bổ sung bao gồm:
- Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá năm.
- Báo cáo Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
- Báo cáo về chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam.
Như vây, căn cứ danh mục nêu trên, đã có sự thay đổi về tên các loại báo cáo định kỳ. Trong đó thương nhân kinh doanh đầu mối xăng dầu thực hiện hai loại báo cáo định ký đã được sửa đổi là: Báo cáo Quỹ bình ổn giá xăng dầu và báo cáo về chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam.
Quy định về chế độ báo cáo của hai báo cáo này được quy định tại các điều khoản sau:
- Chế độ đối với báo cáo Quỹ bình ổn giá xăng dầu, được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 103/2021/TT-BTC:
Công khai, báo cáo Quỹ bình ổn giá xăng dầu
...
2. Định kỳ, trước ngày 15 hàng tháng, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) và Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tình hình thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu của tháng trước liền kề, bao gồm: số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đầu kỳ báo cáo; Tổng sản lượng, chủng loại xăng, dầu được thực hiện trích lập, chi sử dụng trong kỳ báo cáo; Tổng số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ báo cáo; Tổng số tiền chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ báo cáo; Tiền lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương hoặc âm trong kỳ báo cáo; Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu cuối kỳ báo cáo; Đồng thời, có trách nhiệm gửi kèm bản sao kê tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ báo cáo. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu, thông tin báo cáo.
Việc gửi báo cáo được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận; Gửi qua dịch vụ bưu chính; Gửi qua Fax hoặc thư điện tử (bản scan) theo địa chỉ:
- Địa chỉ tiếp nhận báo cáo qua thư điện tử của Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) là: [email protected];
- Địa chỉ tiếp nhận báo cáo qua thư điện tử của Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) là: [email protected];
Trên cơ sở thông tin báo cáo của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hàng quý, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tổng hợp, công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về số trích lập, số chi sử dụng, lãi phát sinh và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
- Chế độ đối với báo cáo về chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 104/2021/TT-BTC:
Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam
1. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu nhập khẩu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
a) Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam bao gồm premium, chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài hoặc từ kho ngoại quan về cảng Việt Nam và các chi phí phát sinh khác (nếu có).
b) Định kỳ trước ngày 21 tháng 6, ngày 21 tháng 12 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả rà soát chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 6 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 12 năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 5 năm báo cáo. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 12 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh xăng dầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?