Bộ Tài chính yêu cầu khẩn trương rà soát đề xuất giảm thuế, phí và lệ phí theo Nghị quyết 50 trước ngày 15/5/2023?
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc điều chỉnh giảm phí và lệ phí?
- Bộ Tài chính yêu cầu khẩn trương rà soát đề xuất giảm thuế phí, lệ phí theo Nghị quyết 50 trước ngày 15/5/2023?
- Nghị quyết 50/NQ-CP yêu cầu nghiên cứu, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng năm 2023 như thế nào?
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc điều chỉnh giảm phí và lệ phí?
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Luật Phí và lệ phí 2015 có nêu trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ như sau:
Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật phí và lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Báo cáo tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
4. Kiến nghị với Bộ Tài chính về những hoạt động cần thu phí, lệ phí, để Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí; kiến nghị với Chính phủ hoặc Bộ Tài chính về mức thu, nộp, miễn, giảm, quản lý và sử dụng đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm Báo cáo tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đồng thời kiến nghị với Chính phủ hoặc Bộ Tài chính về mức thu, nộp, miễn, giảm, quản lý và sử dụng đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Bộ Tài chính yêu cầu khẩn trương rà soát đề xuất giảm thuế phí, lệ phí theo Nghị quyết 50 trước ngày 15/5/2023?
Bộ Tài chính yêu cầu khẩn trương rà soát đề xuất giảm thuế phí, lệ phí theo Nghị quyết 50 trước ngày 15/5/2023?
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Công văn 4296/BTC-CST năm 2023 về rà soát đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, Công văn được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ về Hội nghị Chính phủ với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.
Ngày 14/4/2023, Bộ Tài chính đã ký công văn 3610/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ (TTgCP) về phương án miễn, giảm thuế, phí, lệ phí năm 2023. Trong đó, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ:
Nhằm tiếp tục hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2023, đề xuất tiếp tục thực hiện việc giảm các khoản phí, lệ phí trong năm 2023, cụ thể:
- Tiếp tục giảm mức thu khoảng 35 khoản phí, lệ phí.
- Thời gian áp dụng từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023.
Theo Công văn 4296/BTC-CST năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
Đồng thời rà soát và đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (đánh giá tác động của giảm mức thu phí, lệ phí đề xuất; bao gồm cả trường hợp tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí trong 06 tháng cuối năm 2023 với mức giảm như quy định tại Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính và phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư theo quy định.
Lưu ý: 36 khoản phí, lệ phí không bao gồm phí sử dụng đường bộ thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Nghị quyết 50/NQ-CP yêu cầu nghiên cứu, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng năm 2023 như thế nào?
Trước đó, ngày 08 tháng 4 năm 2023, tại Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023 Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
- Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát. Xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2023 về phương án tổng thể điều hành chính sách tài khóa trong tình hình hiện nay.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thu, tiếp tục triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, nhất là từ thương mại điện tử, nền tảng số và chống thất thu thuế; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi không thực sự cấp bách.
- Trình cấp có thẩm quyền trước ngày 15/4/2023 để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023 trong đó nghiên cứu, đề xuất cả việc giảm thuế giá trị gia tăng.
- Hoàn thiện phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
- Khẩn trương xử lý giải quyết vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp; sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để đưa chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vào thực tiễn.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?