Bộ Tư pháp giải đáp khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực lý lịch tư pháp khi sáp nhập huyện, xã ra sao?
Bộ tư pháp hướng dẫn giải đáp khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực lý lịch tư pháp khi sáp nhập huyện, xã tại Công văn 3792/BTP-HTQTCT?
Ngày 21/08/2023, Bộ tư pháp ban hành Công văn 3792/BTP-HTQTCT năm 2023 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Theo đó, đối với lĩnh vực lý lịch tư pháp, Bộ tư pháp hướng dẫn như sau:
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có liên quan trực tiếp đến việc cập nhật thông tin về nơi cư trú của người có Lý lịch tư pháp trong Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Do vậy, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác lý lịch tư pháp tại các địa phương khi có sự sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đề nghị thực hiện theo hướng:
- Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sự sắp xếp lại đơn vị cấp huyện, cấp xã mà thay đổi tên của đơn vị hành chính thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp lập danh sách thay đổi, gửi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để bổ sung Danh mục địa danh hành chính trên Phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp.
- Chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát bản Lý lịch tư pháp đã lập và cập nhật lại thông tin thay đổi về nơi cư trú do có sự sắp xếp lại đơn vị cấp huyện, cấp xã, ghi chú thông tin thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính vào trường “ghi chú nơi cư trú” trên Phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp;
Sau đó lập danh sách bản Lý lịch tư pháp đã cập nhật tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có sự thay đổi, đồng thời gửi bản Lý lịch tư pháp điện tử đã cập nhật tên đơn vị hành chính mới cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Bộ Tư pháp giải đáp khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực lý lịch tư pháp khi sáp nhập huyện, xã ra sao? (Hình từ Internet)
Ai có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp?
Tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như thế nào?
Tại Điều 42, Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về nội dung phiếu lý lịch tư pháp như sau:
* Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 1
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
* Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiếu lý lịch tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?