Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng? Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào những nội dung nào?
Các biện pháp xử lý trong hoạt động giám sát ngân hàng?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng như sau:
- Căn cứ vào kết quả giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện cảnh báo, khuyến nghị đối với đối tượng giám sát ngân hàng, tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (nếu có); trình Thống đốc Ngân hàng nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo thẩm quyền:
+ Áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 25 Nghị định 26/2014/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung) quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng:
+ Áp dụng hình thức giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát ngân hàng;
+ Kiến nghị tiến hành thanh tra, kiểm tra đối tượng giám sát ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu rủi ro, không an toàn trong hoạt động;
+ Sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng (nếu có).
- Trường hợp cần thiết, để đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán một, một số hoặc tất cả các nội dung hoạt động theo quy định pháp luật.
Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng? Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào những nội dung nào? (Hình từ internet)
Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào những nội dung nào?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định biện pháp khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng như sau:
- Căn cứ kết quả giám sát, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, phê duyệt khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
- Việc khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào một hoặc kết hợp một số nội dung sau đây:
+ Khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng cảnh báo;
+ Trên cơ sở áp dụng phương pháp chuyên gia khi đánh giá, phân tích các thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng từ kết quả giám sát kết hợp với kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán độc lập, kết luận kiểm toán nội bộ, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác;
+ Khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
- Khi nhận được các khuyến nghị, cảnh báo, đối tượng giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm kịp thời báo cáo, giải trình các khuyến nghị, cảnh báo theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm tối thiểu các nội dung như thực trạng, nguyên nhân và kế hoạch khắc phục. Thời hạn nộp báo cáo, giải trình của đối tượng giám sát ngân hàng được nêu cụ thể trong văn bản khuyến nghị, cảnh báo gửi đối tượng giám sát ngân hàng. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo của đối tượng giám sát ngân hàng.
- Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Thẩm quyền quyết định áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định biện pháp áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng như sau:
- Thẩm quyền quyết định việc can thiệp sớm quy định tại Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung):
+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
+ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Căn cứ kết quả giám sát ngân hàng và quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung), đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện:
+ Trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) báo cáo thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.
Việc xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng và phải bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phương án khắc phục (đã điều chỉnh, bổ sung) và tổ chức triển khai thực hiện.
- Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại khoản 3 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung), đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô trình:
+ Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
- Sau khi đối tượng giám sát ngân hàng khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) hoặc khi đối tượng giám sát ngân hàng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô trình:
+ Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
+ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm với đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Trong quá trình xây dựng và triển khai áp dụng can thiệp sớm, phương án khắc phục, trường hợp cần thiết, để làm rõ những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục phù hợp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuê tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán một, một số hoặc tất cả các nội dung theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo, giám sát ngân hàng đối với phương án khắc phục:
+ Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô, đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện phương án khắc phục cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) trước ngày 10 của tháng tiếp theo để giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;
+ Báo cáo giám sát an toàn vi mô quy định tại Điều 12 Thông tư này phải bao gồm việc giám sát ngân hàng đối với phương án khắc phục cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
+ Căn cứ kết quả việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng, nếu phát hiện có sự chậm trễ hoặc không có hiệu quả trong quá trình thực hiện, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo giải trình nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/9/2022.
Cù Thị Bích Hiền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám sát ngân hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?