Các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 25/4/2023? Nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác năm 2023 về mục tiêu quốc gia 2021-2025 ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên? Chính sách mới đề ra quy định hướng dẫn điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên là gì ?
- Chính sách mới quy định về điều chỉnh, thu hồi tiền thưởng đối với gói thầu xây lắp các dự án giao thông phát triển kinh tế xã hội?
- Chính sách mới về nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác năm 2023 về mục tiêu quốc gia?
Các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 25/4/2023:
- Hướng dẫn điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án của Thông tư 01/2023/TT-TANDTC
- Quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Nghị định 15/2023/NĐ-CP
- Và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của Quyết định 29/QĐ-BCĐCTMTQG
Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên? Chính sách mới đề ra quy định hướng dẫn điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên là gì ?
Hiện hành, điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên được quy định rõ tại Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Công, hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
+ Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư
+ Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
+ Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
*Chính sách mới đề ra đã hướng dẫn chi tiết quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
- (1) Đối với chuyên gia, nhà chuyên môn khác
+ Tại Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-TANDTC thì chuyên gia, nhà chuyên môn khác là:
+ Người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: Chuyên gia tâm lý học, chuyên gia tài chính, chuyên gia sở hữu trí tuệ...
- (2) Đối với người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư
Tại Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-TANDTC hướng dẫn xác định người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư là:
+ Người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc
+ Người có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư
+ Người có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Ví dụ: già làng, trưởng bản,...tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là người có uy tín, có hiểu biết phong tục tập quán trong cộng đồng dân cư.
Chính sách mới quy định về điều chỉnh, thu hồi tiền thưởng đối với gói thầu xây lắp các dự án giao thông phát triển kinh tế xã hội?
- Tại Điều 10 Nghị định 15/2023/NĐ-CP 2023 quy định về điều chỉnh, thu hồi tiền thưởng thực hiện trong trường hợp phát sinh các sai lệch do cách tính tiền thưởng hoặc vi phạm các nguyên tắc thưởng theo kết luận thanh tra, kiểm tra.
- Theo đó, trong thời gian 30 ngày kể từ khi kết luận thanh tra, kiểm tra có hiệu lực, chủ đầu tư ban hành quyết định thu hồi tiền thưởng tương ứng với số tiền sai lệch theo kết luận thanh tra, kiểm tra và yêu cầu nhà thầu nộp vào Kho bạc Nhà nước theo văn bản cam kết của nhà thầu tại hồ sơ xét thưởng hợp đồng.
- Nội dung quyết định thu hồi tiền thưởng hợp đồng bao gồm: tên nhà thầu, tên gói thầu, lý do thu hồi, số tiền thu hồi cụ thể, hình thức thu hồi và thời điểm thu hồi.
- Bên cạnh đó, nhà thầu có trách nhiệm hoàn trả số tiền bị thu hồi vào ngân sách nhà nước trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi tiền thưởng có hiệu lực. Quá thời gian trên, nhà thầu chịu lãi phạt bổ sung theo tỷ giá của liên ngân hàng tại thời điểm hoàn trả.
- Mặt khác, các gói thầu xây lắp thuộc các dự án trong Phụ lục I kèm theo Nghị định 15/2023/NĐ-CP 2023 đã ký hợp đồng trước thời điểm 25/4/2023 mà việc thưởng hợp đồng chưa được quy định trong kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng quy định về thưởng hợp đồng đối với các gói thầu này;
Căn cứ quyết định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và nhà thầu ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng về nội dung thưởng hợp đồng theo quy định tại Nghị định 15/2023/NĐ-CP 2023.
Các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 25/4/2023? Nêu nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác năm 2023 về mục tiêu quốc gia 2021-2025 ra sao?(Hình internet)
Chính sách mới về nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác năm 2023 về mục tiêu quốc gia?
Cụ thể, mục II Chương trình công tác năm 2023 kèm theo Quyết định 29/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2023 nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm:
- Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật...
- Chú trọng xây dựng Kế hoạch cụ thể với nội dung chi tiết,...tích cực chia sẻ kinh nghiệm để hoàn thiện thể chế và nhân rộng những sáng kiến, mô hình, cơ chế, chính sách hiệu quả, có tính khả thi trong thực tiễn.
- Triển khai thực hiện tốt, hiệu quả công tác đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác theo yêu cầu của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội thực hiện Nghị quyết 52/2022/QH15 của Quốc hội.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương với các Tổ công tác, cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương trong quản lý, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân và các bên liên quan về các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Xem chi tiết nội dung bấm tải về
Thông tư 01/2023/TT-TANDTC TẢI VỀ
Nghị định 15/2023/NĐ-CP TẢI VỀ
Quyết định 29/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2023 TẢI VỀ
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chính sách mới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?